Câu hỏi:
22/07/2024 357Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
“Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1-1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.
Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây:
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27-1-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).
- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
Hiệp định Pari về Việt Nam (được Hội nghị họp ngày 2-3-1973 tại Pari, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia kí Hiệp định và bốn nước trong Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế: Ba Lan, Canađa, Hunggari, Inđônêxia, với sự có mặt của Tổng thư kí Liên hợp quốc, công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 187).
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phân tích nội dung các đáp án, ta thấy:
Phương án A sai vì sau Hiệp định Pari năm 1973 thì Mĩ đã phải "cút" khỏi Việt Nam nên không cần tạo thời cơ thuận lợi để Việt Nam đánh cho "Mĩ cút".
Phương án B sai vì đó là nội dung Hiệp định chứ không phải ý nghĩa của Hiệp định Pari.
Phương án D sai vì chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đã phá sản hoàn toán từ năm 1968.
Phương án C đúng vì với Hiệp định Pari năm 1973 Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Chính điều này đã làm thay đổi thế và lực theo hướng có lợi cho cách mạng miền Nam. Chọn C.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Cả 4 phương án trên đều là nhưng điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 tuy nhiên trong đó có điều khoảng Hoa Kì rút hết quân viên chinh và quân các nước đồng minh là điều khoản có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Với điều khoản này thì Mĩ và quân đồng minh của Mĩ phải rút hoàn toàn khỏi Việt Nam từ đó sẽ tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chọn D.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Phân tích nội dung các đáp án, ta thấy:
Phương án A : không đúng với cả 2 hiệp định.
Phương án B và D chỉ đúng với Hiệp định Pari.
Phương án C: đúng với cả 2 hiệp định.
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973) đều có một điều khoản là: Các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đó chính là những quyền dân tộc cơ bản. Chọn C.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 5:
Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences?
My brother walks to school every day.
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 3)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)
về câu hỏi!