Câu hỏi:
22/07/2024 443Hàn điện xoay chiều là phương pháp hàn hai kim loại với nhau bằng cách tạo ra dòng điện rất lớn, từ đó làm nóng chảy hai miếng kim loại cần hàn tại chỗ tiếp xúc. Căn cứ Hình 2.5, hãy giải thích nguyên lí hàn điện xoay chiều.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây sơ cấp, tạo ra từ thông f biến thiên trong khung từ của máy, từ thông f chạy trong lõi thép từ gây ra trên cuộn thứ cấp một suất điện động cảm ứng và tạo ra điện áp U2, trị số U2 phụ thuộc vào số vòng dây cuộn thứ cấp.
- Vậy thay đổi số vòng dây trên cuộn thứ cấp ta có thể điều chỉnh được cường độ dòng điện hàn. Để thuận tiện cho việc điều chỉnh số vòng dây cuộn thứ cấp người ta lấy ra nhiều đầu dây và bố trí gắn trên các cọc bu lông dùng cầu nối để thay đổi số vòng dây trên cuộn thứ cấp tương ứng có dòng điện nhỏ đến lớn. Phạm vi điều chỉnh từ 70 V đến 240 V.
- Máy hàn xoay chiều hoạt động bằng cách sử dụng nguồn điện xoay chiều để tạo ra dòng điện chuyển đổi liên tục. Dòng điện này được đưa qua điểm tiếp xúc trên vật liệu cần hàn, tạo ra nhiệt độ cao và nung chảy vật liệu. Sau đó, các mảnh vật liệu được đưa lại gần nhau và kết nối lại với nhau để tạo thành mối hàn chắc chắn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cuộn sơ cấp của một máy biến áp được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 380 V. Khi đó, cuộn thứ cấp có điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng lần lượt là 20 V và 1,5 A. Biết số vòng dây cuộn thứ cấp là 20 vòng. Tính số vòng dây và cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua cuộn sơ cấp. Bỏ qua hao phí điện năng trong máy biến áp.
Câu 2:
Một nhà máy thuỷ điện nhỏ có công suất truyền tải điện là 20 MW. Giả sử nhà máy sử dụng một máy tăng áp với điện áp hiệu dụng nơi phát là 100 kV. Bỏ qua hao phí điện năng trong máy biến áp. Biết đường dây tải điện có điện trở 10 Ω.
a) Tính cường độ dòng điện hiệu dụng trên đường dây tải điện.
b) Tính độ giảm điện áp trên đường dây tải điện.
c) Tính công suất hao phí trên đường dây và công suất tại nơi tiêu thụ.
d) Thay máy tăng áp trên bằng máy tăng áp có điện áp hiệu dụng đầu ra là 500 kV. Tính công suất hao phí trên đường dây.
Câu 3:
Tại sao làm giảm công suất hao phí trên dây bằng cách sử dụng máy tăng áp tại nơi phát lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí và an toàn hơn trong truyền tải điện năng?
Câu 4:
Giả sử cần truyền một công suất điện 2 MW từ nhà máy điện với điện áp nơi phát là 4 kV. Để công suất hao phí trên đường dây giảm còn 1% công suất hao phí ban đầu thì cần tăng điện áp ở nơi phát lên giá trị bao nhiêu?
Câu 5:
Câu 6:
Nêu các cách làm giảm công suất hao phí trên đường dây từ công thức (2.4). Tại sao làm giảm điện trở của đường dây lại tốn kém chi phí, gây nguy cơ mất an toàn trong vận hành?
Câu 7:
Ở các thành phố và đô thị lớn, các trạm biến áp thường được đặt trên vỉa hè đường phố để ngầm hoá lưới điện (Hình 2.7). Máy biến áp ở các trạm này là máy tăng áp hay hạ áp? Giải thích? Tìm hiểu trên sách, báo, internet, ... em hãy trình bày ngắn gọn tác dụng của các trạm biến áp này.
về câu hỏi!