Câu hỏi:
22/07/2024 544* Mục đích: Khảo sát mối quan hệ giữa dòng điện chạy qua diode bán dẫn và điện áp giữa hai cực của nó.
* Dụng cụ:
Bộ dụng cụ được sử dụng để khảo sát đặc tính dẫn điện của diode bán dẫn được cho trong Hình 3.3, gồm:
- Nguồn điện không đổi (1).
- Diode bán dẫn Đ (2).
- Biến trở Rb (3), điện trở R0 (4).
- Ampe kế A (5), vôn kế V (6).
- Bộ dây nối (7) và khoá K (8).
* Tiến hành thí nghiệm:
a) Phân cực thuận
Bước 1: Đặt ampe kế ở thang đo mA.
Bước 2: Mắc mạch điện như Hình 3.4 để khảo sát mạch diode phân cực thuận.
Bước 3: Điều chỉnh biến trở Rb để số chỉ của vôn kế tăng dần từ 0, ghi lại số chỉ trên vôn kế và ampe kế vào vở sau mỗi lần điều chỉnh Rb theo mẫu Bảng 3.1.
b) Phân cực ngược
Bước 1: Đặt ampe kế ở thang đo mA.
Bước 2: Mắc mạch điện như Hình 3.5 để khảo sát mạch diode phân cực ngược.
Bước 3. Điều chỉnh biến trở Rb để số chỉ trên vôn kế tăng dần từ 0, ghi lại số chỉ trên vôn kế và ampe kế vào vở sau mỗi lần điều chỉnh Rb theo mẫu Bảng 3.2. (Khi mắc mạch có Đ phân cực ngược thì U < 0)
- Từ bảng số liệu vừa khảo sát, hãy vẽ đồ thị I theo U của diode (đường đặc trưng I - U của diode bán dẫn (Hình 3.6)).
- Từ đồ thị, nhận xét về chiều dòng điện chạy qua diode bán dẫn.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Nhận xét: Dòng điện chạy quay mạch khi diode phân cực thuận và không có dòng điện chạy qua khi diode phân cực ngược.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
So sánh đồ thị điện áp ra trong chỉnh lưu nửa chu kì (Hình 3.8b) và đồ thị điện áp ra trong chỉnh lưu cả chu kì (Hình 3.11b) về: chu kì và biên độ.
Câu 2:
Một bạn học sinh dự định lắp một mạch điện chỉnh lưu cả chu kì sử dụng cầu chỉnh lưu, nhưng do sơ suất nên mắc nhầm cực của diode Đ3 (Hình 3P.1a). Đặt vào hai đầu A, B một điện áp xoay chiều có dạng như Hình 3P.1b. Hỏi ở đầu ra trên điện trở R có tạo được điện áp chỉnh lưu cả chu kì như Hình 3.11b không? Hãy vẽ hình dạng đồ thị điện áp ra trên điện trở R khi đó.
Câu 3:
Trong cuộc sống, bên cạnh các thiết bị điện sử dụng dòng điện xoay chiều như quạt điện, nồi cơm điện, bóng đèn, ... còn có các thiết bị điện sử dụng dòng điện một chiều như điện thoại, xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện (Hình 3.1a), ... Tuy nhiên, khi sạc pin cho điện thoại (Hình 3.1b) ta vẫn cắm điện thoại vào ổ điện xoay chiều thông qua bộ sạc pin. Làm thế nào có thể chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều?
Câu 4:
Dựa vào tính dẫn điện một chiều của diode bán dẫn, giải thích kết quả của đồ thị điện áp ra trong Hình 3.8b.
Câu 5:
Giả sử có sẵn một số diode bán dẫn giống nhau chỉ cho phép dòng điện thuận tối đa cỡ 1,0 A. Trong khi ta lại cần một mạch chỉnh lưu cả chu kì cho phép hoạt động với dòng điện 2,5 A. Hãy vẽ sơ đồ mạch chỉnh lưu thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Câu 6:
Từ đồ thị, nhận xét về tính dẫn điện của diode khi phân cực thuận và phân cực ngược.
Câu 7:
Dựa vào tính dẫn điện một chiều của diode bán dẫn, hãy mô tả chiều dòng điện chạy qua điện trở R trong mỗi nửa chu kì.
56 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 2: Khí lý tưởng
91 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 1: Vật lý nhiệt
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 4. Nhiệt dung riêng có đáp án
62 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 3: Từ trường có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 6. Nhiệt hoá hơi riêng có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 3. Nhiệt độ. Thang nhiệt độ nhiệt kế có đáp án
về câu hỏi!