Câu hỏi:

25/07/2024 2,719

Trong mười dòng thơ tiếp theo (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha), tác giả đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật: ......................................................................................................................

Phân tích những từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật: ..............................

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Trong mười dòng thơ tiếp theo (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha), tác giả đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật: Thúy Kiều và Kim Trọng.

* Phân tích những từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật:

- Hai dòng thơ đầu (Bóng hồng nhác thấy nẻo xa/ Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai) miêu tả cảm giác của Kim Trọng khi gặp chị em Thuý Kiều: Dù ở khoảng cách xa và mới chỉ “thoáng nhìn” song đã ngỡ ngàng, ngưỡng mộ vẻ đẹp “mặn mà” của hai thiếu nữ.

- Bốn dòng thơ tiếp (Người quốc sắc kẻ thiên tài... Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn) thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của tình yêu chớm nở ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa Kim Trọng và Thuý Kiều: Người quốc sắc kẻ thiên tài/ Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Tình yêu “sét đánh” nhưng bị ràng buộc bởi lễ giáo khắt khe nên nhiều ngại ngùng, bối rối mà vẫn nồng nàn, say đắm (Chập chờn cơn tỉnh cơn mê), quyến luyến không muốn từ biệt (Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn).

- Bốn dòng thơ cuối tái hiện khoảnh khắc từ biệt đầy vấn vương, lưu luyến: Thời gian, không gian của buổi hoàng hôn khơi lên nỗi buồn chia biệt; cái nhìn ẩn chứa bao ý tình của người thiếu nữ khuê các: Khách đà lên ngựa người còn nghé theo. Đặc biệt, nhà thơ đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để tái hiện những cảm xúc tinh tế của đôi trái tim “lần đầu rung động nỗi thương yêu” (Xuân Diệu). Vẫn là không gian êm đềm với “ngọn tiểu khể và nhịp cầu nho nhỏ (Nao nao dòng nước uốn quanh/ Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghênh bắc ngang) nhưng giờ đây không còn vắng vẻ, đượm buồn mà trong trẻo, tươi sáng, sống động, tình tứ (Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha). Đúng là cảnh vật được nhìn qua đôi mắt của tình yêu!

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích:

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: ...................................................................................

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: .....................................................................................

Xem đáp án » 25/07/2024 962

Câu 2:

Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một số dòng thơ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích.

Xem đáp án » 25/07/2024 942

Câu 3:

Trong mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ........................................

Hình dung của em về nhân vật Kim Trọng: ...............................................................

Xem đáp án » 25/07/2024 805

Câu 4:

Các nhân vật được miêu tả trong đoạn trích: ...............................................................

Sự việc được kể trong đoạn trích: ................................................................................

Xem đáp án » 25/07/2024 655

Câu 5:

Chủ đề của đoạn trích và tư tưởng, tình cảm của tác giả:

Chủ đề đoạn trích: ................................................................................................

Tư tưởng, tình cảm của tác giả: ............................................................................

Xem đáp án » 25/07/2024 607

Câu 6:

Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tính) để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều.

a. Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên:

Thời gian, không gian: .................................................................................................

Sự vật: .........................................................................................................................

Trạng thái cảm xúc của nhân vật được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên: ...............

b. Lời người kể chuyện và lời nhân vật:

Lời người kể chuyện

Lời nhân vật

 

 

Hình thức biểu hiện của lời nhân vật: ..........................................................................

Dấu hiệu nhận biết hình thức biểu hiện của lời nhân vật: ...........................................

c. Những cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện qua lời nhân vật: .....................................

Xem đáp án » 25/07/2024 379

Bình luận


Bình luận