Câu hỏi:
25/07/2024 338Chị M là một người yêu thích thời trang và luôn muốn thiết kế những sản phẩm độc đáo cho mọi người. Chị quyết định mở một cửa hàng thời trang nhỏ để thực hiện niềm đam mê này. Trước hết, chị xác định mục tiêu lợi nhuận của mình với mục tiêu cụ thể như sau: “Trong vòng 5 năm, tôi muốn có một cửa hàng hoặc phủ triển thành một doanh nghiệp nhỏ với khoảng 30 – 50 nhân viên và đạt lợi nhuận hằng năm là X triệu đồng". Dựa trên niềm đam mê của mình về thiết kế thời trang chị sẽ tạo ra một số mẫu thời trang độc đáo và hấp dẫn cho giới trẻ.
a) Em hãy cho biết chủ thể trong trường hợp trên xác định những mục tiêu kinh doanh nào.
b) Theo em, khi xác định mục tiêu kinh doanh cần phải lưu ý điều gì? Vì sao?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Chủ thể trong trường hợp trên (chị M) đã xác định các mục tiêu kinh doanh sau:
- Mở một cửa hàng thời trang nhỏ.
- Trong vòng 5 năm, phát triển thành một doanh nghiệp nhỏ với khoảng 30 – 50 nhân viên.
- Đạt lợi nhuận hằng năm là X triệu đồng.
- Thiết kế và tạo ra các mẫu thời trang độc đáo và hấp dẫn cho giới trẻ.
b) Khi xác định mục tiêu kinh doanh, cần lưu ý các yếu tố sau:
- Cụ thể và rõ ràng
- Thực tế và khả thi
- Đo lường được
- Có thời hạn cụ thể
- Phù hợp với tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp
Vì:
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời.
- Những mục tiêu rõ ràng và khả thi tạo động lực cho các thành viên trong doanh nghiệp cố gắng đạt được.
- Giúp nhận diện sớm các khó khăn và thách thức, từ đó có biện pháp phòng ngừa và khắc phục.
- Đảm bảo rằng các nguồn lực (nhân lực, tài chính, thời gian) được sử dụng hiệu quả và không lãng phí.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Mục tiêu kinh doanh cần đảm bảo tiêu chí nào dưới đây?
A. Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, thực tế, phù hợp khả năng.
B. Mục tiêu phải khái quát, cao hơn so với khả năng thực hiện.
C. Mục tiêu phải dài hạn, không giới hạn thời gian thực hiện.
D. Mục tiêu phải ngắn hạn, thấp hơn so với khả năng thực hiện.
Câu 2:
Yếu tố nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh?
A. Ý tưởng kinh doanh.
B. Mục tiêu kinh doanh.
C. Văn hoá kinh doanh.
D. Chiến lược kinh doanh.
Câu 3:
Bản kế hoạch kinh doanh được lập không bao gồm bước nào dưới đây?
A. Xác định ý tưởng kinh doanh.
B. Xác định mục tiêu kinh doanh.
C. Xác định chiến lược kinh doanh
D. Xác định đơn vị kinh doanh.
Câu 4:
Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, để khắc phục rủi ro về cung ứng các yếu tố đầu vào, chủ thể sản xuất kinh doanh cần thực hiện việc làm nào dưới đây?
A. Thực hiện nghiên cứu thị trường định kì và theo dõi xu hướng công nghệ để điều chỉnh sản phẩm và duy trì sự cạnh tranh.
B. Thực hiện đa dạng hoá nhà cung cấp và xây dựng một mạng lưới cung ứng dự phòng.
C. Tăng cường tuyển dụng người lao động có trình độ, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh.
D. Tích trữ các nguồn nguyên liệu đầu vào để tránh gián đoạn quá trình sẽ xuất kinh doanh.
Câu 5:
Em hãy lựa chọn một sản phẩm/lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà em yêu thích và lập kế hoạch kinh doanh.
Câu 6:
Phân tích thị trường để thực hiện kế hoạch kinh doanh là hoạt động nào dưới đây?
A. Tìm hiểu quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như đối thủ cạnh tranh, yếu tố pháp lí,...
B. Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, độ tuổi, giới tính, thu nhập và hành vi của người tiêu dùng.
C. Xác định quy mô vốn đầu tư, chi phí đầu tư, dự toán tài chính, chuẩn bị mặt bằng, máy móc, thiết bị; thực hiện quản lí tài chính.
D. Lên lịch thực hiện, quản lí nguồn lực và đảm bảo rằng dự án tiến triển theo kế hoạch.
Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh?
A. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai.
B. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh xác định được mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
C. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
D. Lập kế hoạch kinh doanh chỉ cần thiết với các chủ thể bắt đầu khởi nghiệp.
47 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đáp án (Phần 2)
40 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 4: An sinh xã hội có đáp án (Phần 2)
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!