Câu hỏi:
02/08/2024 3,868Một học sinh luộc khoai tây để nấu súp. Học sinh này cho 0,500 kg khoai tây vào nồi nước. Trong quá trình nấu, nhiệt độ của khoai tây tăng từ 20,0 °C đến 100,0 °C. Biết nhiệt dung riêng của khoai tây là 3,40.103 J/kg.K.
a) Tính độ biến thiên năng lượng nhiệt của khoai tây.
b) Tại sao trong thực tế, năng lượng do bếp cung cấp lại lớn hơn năng lượng tính được ở câu a)?
c) Đề xuất cách để bạn học sinh có thể giảm thời gian đun khoai tây nóng đến 100,0 °C.
d) Sau khi đã nấu xong, bạn học sinh cho khoai tây vào máy xay thực phẩm. Máy xay có một động cơ làm quay lưỡi dao để cắt khoai tây. Công suất toàn phần của động cơ là 5,00.102 W. Công suất có ích của động cơ là 3,00.102 W. Tính hiệu suất của động cơ của máy xay thực phẩm.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Độ biến thiên năng lượng nhiệt của khoai tây bằng nhiệt lượng mà nó nhận được
Q = cmDt = 3,40.103.0,500.80,0 = 1,36.105 J
b) Năng lượng do bếp cung cấp lớn hơn nhiệt lượng mà khoai tây nhận được do sự toả nhiệt ra môi trường xung quanh.
c) Có thể đề xuất một số cách như sau:
Thứ nhất, tăng hiệu suất của nguồn nhiệt
- Đậy nắp nồi.
- Khi nấu, điều chỉnh sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi không bao trùm ra ngoài thành nồi, tránh để nhiệt thất thoát ra ngoài.
- Sử dụng các tấm chắn gió hoặc kiềng chắn gió.
Thứ hai, làm tăng nhiệt độ luộc khoai tây
- Cho chút muối vào nước khi luộc để làm tăng nhiệt độ sôi vì nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1 atm là 100,0 °C, nhiệt độ sôi của nước muối là lớn hơn 100,0 °C. Hơn nữa, do thời gian luộc khoai với nước muối loãng ngắn hơn nên vitamin trong khoai tây ít bị phân huỷ hơn.
d) Hiệu suất
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình động học phân tử?
A. Lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng mạnh hơn so với các phân tử trong chất rắn.
B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn.
C. Các phân tử trong chất rắn chuyển động hỗn độn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
D. Các phân tử trong chất rắn có kích thước lớn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mô hình động học phân tử đối với chất khí?
A. Chất khí gồm các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
B. Những phân tử này không có cùng khối lượng.
C. Các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
D. Các phân tử chuyển động nhanh, va chạm đàn hồi với nhau và với thành bình, tạo áp suất lên thành bình.
Câu 3:
Vào mùa hè, nước trong hồ thường lạnh hơn không khí. Ví dụ, nước trong hồ bơi có thể ở 22 °C trong khi nhiệt độ không khí là 25 °C. Mặc dù không khí ấm hơn nhưng bạn vẫn cảm thấy lạnh khi ra khỏi nước. Điều này được giải thích là do:
A. Nước cách nhiệt tốt hơn không khí.
B. Trong không khí có hơi nước.
C. Nước trên da bạn đã bay hơi.
D. Hơi nước trong không khí bị ngưng tụ trên da bạn.
Câu 4:
Trong thí nghiệm đun nóng một chất, một học sinh thu được đồ thị sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian như Hình 1.2.
Hình 1.2
a) Tại các thời điểm A, B, C và D, chất đó ở thể gì?
b) Nhiệt độ nóng chảy của chất đó là bao nhiêu?
c) Nhiệt độ sôi của chất đó là bao nhiêu?
d) Nhiệt độ thay đổi như thế nào trong quá trình diễn ra sự chuyển thể?
e) Chất đó có phải là nước tinh khiết không? Vì sao?
Câu 5:
Chọn phát biểu đúng về sự nóng chảy của một chất nào đó.
A. Xảy ra ở cùng nhiệt độ với sự hoá hơi.
B. Toả nhiệt ra môi trường.
C. Cần cung cấp nhiệt lượng.
D. Xảy ra ở 100 °C.
Câu 6:
Cho các phát biểu sau:
a) Một chất lỏng ở bất cứ nhiệt độ nào cũng chứa những phân tử có động năng đủ lớn để thắng lực hút của các phân tử xung quanh, thoát ra khỏi mặt thoáng chất lỏng.
b) Muốn thành hơi, các phân tử phải sinh công để thắng lực hút giữa các phân tử còn lại có xu hướng kéo chúng trở lại chất lỏng.
c) Hiện tượng các phân tử chất lỏng thoát ra khỏi chất lỏng, tạo thành hơi được gọi là sự ngưng tụ.
d) Đồng thời với sự bay hơi còn xảy ra hiện tượng ngưng tụ, một số phân tử hơi ở gần mặt thoáng đi ngược trở lại vào trong lòng chất lỏng.
e) Khác với sự bay hơi, sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi chỉ trong lòng chất lỏng.
Các phát biểu đúng là:
A. a, b, d.
B. c, d, e.
C. a, b, c.
D. b, d, e.
Câu 7:
Đồ thị thực nghiệm Hình 1.8 biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian trong quá trình chuyển thể của benzene. Cho biết ở 12 °C, benzene ở thể lỏng. Hãy cho biết:
a) Tên sự chuyển thể.
b) Thể của benzene ở giai đoạn thứ 2.
c) Nhiệt độ diễn ra sự chuyển thể.
d) Thời gian diễn ra sự chuyển thể.
56 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 2: Khí lý tưởng
91 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 1: Vật lý nhiệt
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 4. Nhiệt dung riêng có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 6. Nhiệt hoá hơi riêng có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng có đáp án
62 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 3: Từ trường có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 3. Nhiệt độ. Thang nhiệt độ nhiệt kế có đáp án
về câu hỏi!