Câu hỏi:
24/08/2024 1,245Cho các kim loại được kí hiệu là X, Y, Z, T lần lượt tác dụng với nước cất và với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được như sau:
Kim loại |
Tác dụng với dung dịch HCl |
Tác dụng với nước cất |
X |
Giải phóng khí hydrogen chậm |
Không phản ứng |
Y |
Giải phóng khí hydrogen nhanh |
Không phản ứng |
Z |
Không phản ứng |
Không phản ứng |
T |
Giải phóng khí hydrogen nhanh |
Giải phóng khí hydrogen nhanh, dung dịch nóng lên |
a) Hãy sắp xếp các kim loại X, Y, Z, T theo trật tự độ hoạt động hoá học giảm dần.
b) Cho biết vị trí của các kim loại so với H trong dãy hoạt động hoá học.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Thứ tự các kim loại sắp xếp theo độ hoạt động hóa học giảm dần: T > Y > X > Z.
b) T, Y, X đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học do phản ứng được với acid HCl.
Z đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học do không phản ứng với acid HCl.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Kali (potassium) tác dụng với nước ở ngay nhiệt độ thường. Trong khi đó kẽm (zinc) và sắt (iron) không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường nhưng tác dụng với hơi nước ở điều kiện nhiệt độ cao.
a) Viết PTHH các phản ứng của các kim loại trên với nước. Ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
b) So sánh độ hoạt động hoá học của kali với kẽm, sắt. Từ các dữ kiện trên có thể so sánh được độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt không?
c) Đề xuất thí nghiệm để so sánh độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt.
d) Dựa vào dãy hoạt động hoá học, cho biết kim loại kẽm hay sắt hoạt động hoá học mạnh hơn? Viết PTHH minh hoạ.
Câu 2:
Trong các kim loại natri, kẽm, đồng, bạc, magnesium, kim loại nào có tính chất sau đây?
a) Tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường, toả nhiệt mạnh và giải phóng khí hydrogen.
b) Tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hydrogen.
c) Đẩy sắt ra khỏi muối của sắt trong dung dịch.
Câu 3:
Cho các cặp chất sau: Cu và HCl; Fe và AgNO3; Zn và Pb(NO3)2; Fe và MgSO4; Al và HCl. Có bao nhiêu cặp chất xảy ra phản ứng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4:
Cho một thanh kim loại Y vào dung dịch muối CuSO4 (có màu xanh). Sau một thời gian thấy màu xanh nhạt dần và có vẩy đồng bám trên thanh kim loại Y. Y có thể là kim loại nào sau đây?
A. Cu. B. Zn. C. Ag. D. Ca.
Câu 5:
Cho thanh đồng vào dung dịch muối X không màu, thấy dung dịch xuất hiện màu xanh và có kim loại mới tạo thành bám trên thanh đồng. Muối X có thể là chất nào sau đây?
A. NaCl.
B. AlCl3.
C. Zn(NO3)2.
D. AgNO3.
Câu 6:
Sắt không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl.
B. Cu(NO3)2.
C. AgNO3.
D. Mg(NO3)2.
Câu 7:
Cho một mẩu kali vào dung dịch CuSO4, quan sát thấy bọt khí thoát ra và xuất hiện kết tủa màu xanh. Hãy viết các PTHH để giải thích các hiện tượng quan sát được.
về câu hỏi!