Câu hỏi:
29/08/2024 833Một nhóm học sinh điều chế xà phòng theo phương pháp đã nêu trong sách giáo khoa Hoá học 12 (Chân trời sáng tạo). Thành phẩm là những bánh xà phòng được nhóm bảo quản nơi thoáng mát, khối lượng ban đầu của mỗi bánh là 100 g. Để hoàn thành báo cáo kết quả thực hành, nhóm đã tiến hành cân khối lượng bánh xà phòng cứ hai ngày một lần và việc này thực hiện liên tục trong vòng 18 ngày, bắt đầu từ ngày tháo khuôn. Kết quả được thể hiện bởi biểu đồ quan hệ giữa cân nặng của bánh xà phòng theo thời gian như sau:
Nhận xét và giải thích kết quả thu được từ biểu đồ của nhóm học sinh trên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong 2 ngày đầu tiên, khối lượng bánh xà phòng giảm nhanh nhất, căn cứ trên biểu đồ là khoảng 5 gam. Trong những chu kì 2 ngày tiếp theo, khối lượng bánh xà phòng tiếp tục giảm nhưng không giảm nhanh như 2 ngày đầu tiên, mức độ giảm chậm dần. Ở 4 ngày cuối, khối lượng bánh xà phòng hầu như không đổi, ổn định ở mức 90 gam.
Từ dữ kiện đã cho, tính ra kể từ sau điều chế 14 ngày, khối lượng bánh xà phòng hầu như ổn định. Độ hao hụt khối lượng là \(\frac{{100 - 90}}{{100}} = 10{\rm{\% }}\).
Những ngày đầu, khối lượng xà phòng giảm nhanh hơn so với những ngày sau là do trong phương pháp làm lạnh, phản ứng xà phòng hoá vẫn đang diễn ra trong quá trình bảo quản bánh xà phòng và điều này thể hiện trong báo cáo kết quả thực hành của nhóm. Do phản ứng xà phòng hoá là phản ứng toả nhiệt, lượng nước những ngày đầu bốc hơi nhanh hơn những ngày sau đó. Khi phản ứng xà phòng hoá đã xảy ra xong, khối lượng bánh xà phòng cơ bản thay đổi không đáng kể.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về xà phòng là đúng?
A. Xà phòng có thành phần chính là muối sodium hoặc potassium của carboxylic acid.
B. Các phân tử xà phòng đều có đầu kị nước gắn với đuôi dài ưa nước.
C. Xà phòng mất tính giặt rửa khi sử dụng với nước cứng.
D. Nhược điểm của xà phòng là khó bị phân huỷ hoặc phân huỷ chậm, do đó gây hại cho hệ sinh thái.
Câu 2:
Xà phòng hoá hoàn toàn 300 g chất béo A cần dùng vừa đủ 500 mL dung dịch KOH 2M. Sau phản ứng, sản phẩm thu được gồm muối và 29,44 g glycerol. Tính khối lượng xà phòng thu được sau phản ứng, cho biết các muối carboxylate trong xà phòng chiếm 70% khối lượng.
Câu 3:
Xà phòng hoá hoàn toàn 10 tấn chất béo trung tính cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 1680 kg NaOH. Tính khối lượng xà phòng thu được. Cho biết các muối sodium carboxylate trong xà phòng chiếm 65% khối lượng xà phòng.
Câu 4:
Cho các phát biểu sau:
a) Xà phòng được điều chế từ mỡ lợn là chất giặt rửa tự nhiên.
b) Xà phòng có thể được sản xuất từ nguồn hydrocarbon có trong dầu mỏ.
c) Nước Javel và baking soda là các chất giặt rửa có nguồn gốc vô cơ.
d) Sodium laurylsulfate là chất giặt rửa tổng hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây đúng về nước bồ kết?
A. Nước bồ kết là xà phòng dạng lỏng.
B. Muối potassium của các acid béo không no là thành phần chính của nước bồ kết.
C. Nước bồ kết thuộc nhóm chất giặt rửa tự nhiên, không phải chất giặt rửa tổng hợp, cũng không phải là xà phòng.
D. Nước bồ kết thuộc nhóm chất giặt rửa tự nhiên vì được điều chế từ các acid béo sẵn có trong tự nhiên.
Câu 6:
Dầu ăn không thể trộn lẫn với nước hoặc giấm hay nước cốt chanh. Tuy nhiên, nếu thêm vào một ít lòng đỏ trứng, chúng sẽ trộn lẫn được với nhau, tạo thành một hỗn hợp gọi là nhũ tương. Lúc này, thêm tiếp một ít gia vị rồi khuấy đều sẽ thu được một loại sốt dùng trong chế biến thực phẩm, giúp tăng hương vị thức ăn và tạo cảm giác ngon miệng.
a) Nêu vắn tắt vai trò của lòng đỏ trứng trong quá trình chế biến trên.
b) Vì sao lòng đỏ trứng có khả năng giúp trộn lẫn dầu ăn với nước?
c) Chất được sử dụng thay thế lòng đỏ trứng ở trên phải có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
d) Hợp chất sau có được sử dụng để thay thế vai trò của lòng đỏ trứng không? Vì sao?
Câu 7:
Vì sao xà phòng và các chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp đều có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của nước?
về câu hỏi!