Câu hỏi:
29/08/2024 383Vì sao cơ thể tứ bội (4n) hữu thụ còn cơ thể tam bội (3n) lại bất thụ?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Ở các thể tứ bội, mỗi loại nhiễm sắc thể có 4 nhiễm sắc thể tương đồng, do đó vẫn ghép cặp và phân li bình thường trong giảm phân hình thành giao tử.
- Ở thể tam bội, có 3 nhiễm sắc thể tương đồng ở mỗi loại nhiễm sắc thể dẫn đến sự ghép cặp và phân li không bình thường ở giảm phân I. Do đó, gây rối loạn quá trình giảm phân dẫn đến quá trình tạo giao tử bị cản trở.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một đoạn của nhiễm sắc thể bị đứt gãy và được nối với một nhiễm sắc thể không tương đồng. Trường hợp này là dạng đột biến
A. mất đoạn.
B. đảo đoạn.
C. lặp đoạn.
D. chuyển đoạn.
Câu 2:
Những thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể của một hoặc một vài cặp nhiễm sắc thể tương đồng được gọi là đột biến
A. lệch bội.
B. đa bội.
C. lặp đoạn.
D. chuyển đoạn.
Câu 3:
Để nhiễm sắc thể xảy ra đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn cần có
A. tác nhân gây đột biến tác động vào quá trình giảm phân.
B. sự đứt gãy và nối lại nhiễm sắc thể.
C. hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.
D. tác nhân gây đột biến gây nên đột biến điểm.
Câu 4:
Một tế bào có 2n + 1 nhiễm sắc thể được gọi là
A. đơn bội.
B. lưỡng bội.
C. lệch bội.
D. đa bội.
Câu 5:
Phân tích bộ nhiễm sắc thể của cặp bố, mẹ và con trai thu được kết quả như hình dưới đây.
Từ kết quả thu được, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Bộ nhiễm sắc thể của bố bình thường, bộ nhiễm sắc thể của mẹ bị đột biến mất đoạn ở một nhiễm sắc thể. Người con nhận giao tử mang các nhiễm sắc thể bình thường từ bố và mẹ.
B. Người mẹ không có dạng đột biến nào xảy ra và di truyền cho con trai bộ nhiễm sắc thể bình thường ở giao tử.
C. Người mẹ bị đột biến chuyển đoạn từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
D. Khả năng sinh con có bộ nhiễm sắc thể bình thường của cặp bố mẹ này luôn là 100%.
Câu 6:
Ở ruồi giấm Drosophila, trên một nhiễm sắc thể kích thước lớn có trình tự các đoạn như dạng (a). Khi xảy ra đột biến nhiễm sắc thể làm xuất hiện các dạng (b), (c), (d), (e), (g). Xác định tên các dạng đột biến.
a) 12345678. b) 122345678. с) 154322678.
d) 1234678. e) 14325678. g) 123456AB.
về câu hỏi!