Câu hỏi:
29/08/2024 220Trình bày nguyên nhân gây nên các bệnh và tật di truyền ở người. Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nguyên nhân gây nên bệnh và tật di truyền là do chất phóng xạ từ các vụ nổ, vũ khí hạt nhân, tia phóng xạ; hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ; người mẹ mang thai khi đã lớn tuổi; virus;...
- Các biện pháp hạn chế:
+ Khám sức khỏe trước hôn nhân.
+ Xét nghiệm sàng lọc sớm phát hiện các bệnh tật liên quan đến di truyền.
+ Tham vấn để hạn chế kết hôn giữa những người bị bệnh và có nguy cơ mang gene gây bệnh.
+ Đấu tranh chống sản xuất, thử nghiệm, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, sinh học.
+ Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bệnh di truyền chỉ gặp ở nam mà không có ở nữ là
A. hội chứng Klinefelter.
B. bệnh hồng cầu hình liềm.
C. bệnh máu khó đông.
D. hội chứng Down.
Câu 2:
Bệnh di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam là
A. bệnh bạch tạng.
B. hội chứng Turner.
C. hội chứng Down.
D. bệnh câm điếc bẩm sinh.
Câu 3:
Trường hợp nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh, tật di truyền ở người?
A. Do kết hôn gần trong phạm vi 3 đời.
B. Do người phụ nữ sinh đẻ ở độ tuổi ngoài 35.
C. Do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
D. Sống ở môi trường ô nhiễm phóng xạ, hóa chất.
Câu 4:
Tại sao không thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật, thực vật khi nghiên cứu di truyền học người?
Câu 5:
Bệnh và tật di truyền là
A. bệnh của bộ máy di truyền, phát sinh do sai sót trong bộ gene hoặc quá trình hoạt động của gene.
B. những bất thường bẩm sinh liên quan đến biến đổi trong vật chất di truyền.
C. bất thường của bộ máy di truyền, phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể.
D. bất thường của bộ máy di truyền, phát sinh do sai sót trong cấu trúc nhiễm sắc thể hoặc bộ gene.
Câu 6:
Khi nhuộm tế bào sinh dưỡng của hai người bị bệnh di truyền thấy: người A có ba nhiễm sắc thể số 21 giống nhau và người B có ba nhiễm sắc thể giới tính, trong đó có 2 chiếc X và 1 chiếc Y. Hai người này có thể mang kiểu hình nào dưới đây?
A. Người A mắc hội chứng Down, người B mắc hội chứng Turner.
B. Người A mắc hội chứng Down, người B mắc hội chứng Klinefelter.
C. Hai người đều mắc hội chứng Down.
D. Người A mắc hội chứng Turner, người B mắc hội chứng Klinefelter.
Câu 7:
Người bị hội chứng Turner có biểu hiện
A. người bệnh là nam có cổ ngắn, lùn, mất trí nhớ.
B. người bệnh là nữ có mắt xếch, lưỡi dày, dài thè ra ngoài.
C. người bệnh là nữ có tai rụt, cổ ngắn, cơ quan sinh dục không phát triển.
D. người bệnh là nữ có chân tay dài, cơ quan sinh dục không phát triển, mắt xếch.
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 24 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 17 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 28 có đáp án
Bộ 4 đề kiểm tra giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 4)
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 23 có đáp án
66 bài tập Khoa học tự nhiên 9 Hydrocarbon, Alkane có lời giải (Phần 2)
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 24 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận