Câu hỏi:

29/08/2024 197

Cho các phát biểu dưới đây.

(1) Biến dị di truyền trong quần thể là biến dị tổ hợp.

(2) Trong quần thể, biến dị luôn xảy ra tạo nên nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình chọn lọc.

(3) Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

(4) Chọn lọc tự nhiên là điều kiện sống chọn lọc giữ lại cá thể mang allele hoặc kiểu gene có lợi.

(5) Thuyết tiến hóa tổng hợp chỉ nghiên cứu về tiến hoá nhỏ.

(6) Giao phối ngẫu nhiên là một trong những nhân tố tiến hóa.

Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

(1) Sai. Biến dị di truyền trong quần thể bao gồm biến dị sơ cấp và biến dị thứ cấp. Biến dị sơ cấp là các allele hoặc gene mới được tạo ra do đột biến. Biến dị thứ cấp là biến dị tổ hợp.

(2) Đúng. Trong quần thể, biến dị luôn xảy ra tạo nên nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình chọn lọc.

(3) Đúng. Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể, được thể hiện ở sự thay đổi về tỉ lệ các allele, tỉ lệ các kiểu gene trong quần thể.

(4) Đúng. Chọn lọc tự nhiên là điều kiện sống chọn lọc giữ lại cá thể mang allele hoặc kiểu gene có lợi.

(5) Sai. Thuyết tiến hóa tổng hợp nghiên cứu về tiến hoá nhỏ và tiến hóa lớn.

(6) Sai. Giao phối ngẫu nhiên không phải nhân tố tiến hóa vì giao phối ngẫu nhiên có xu hướng duy trì ổn định cấu trúc di truyền của quần thể.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Vì sao đột biến gene được xem là nguồn nguyên liệu chính cho quá trình tiến hóa?

Xem đáp án » 29/08/2024 656

Câu 2:

Giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Darwin gồm các phát biểu nào dưới đây?

(1) Quần thể ban đầu toàn hươu cổ ngắn.

(2) Quần thể ban đầu có cả hươu cổ ngắn và hươu cổ cao.

(3) Môi trường thay đổi, thức ăn trở nên khan hiếm, các con hươu cổ ngắn phải vươn cổ để ăn lá cây trên cao, dần dần cổ của chúng dài ra hình thành loài hươu cao cổ.

(4) Môi trường thay đổi, thức ăn trở nên khan hiếm, các con hươu cổ ngắn không lấy được thức ăn ở trên cao làm số lượng hươu cổ ngắn trong quần thể giảm xuống; hươu cổ cao lấy được thức ăn, số lượng tăng dần lên hình thành quần thể hươu cao cổ.

A. (1), (3).

B. (1), (4).

C. (2), (3).

D. (2), (4).

Xem đáp án » 29/08/2024 596

Câu 3:

Các nhận định trong bảng dưới đây là đúng hay sai? Đánh dấu x vào ô thích hợp.

Nhận định

Đúng

Sai

(1) Darwin cho rằng sinh vật biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

 

 

(2) Darwin đã nêu được cơ chế tiến hóa chính hình thành nên các loài là chọn lọc tự nhiên còn Lamarck mặc dù có thừa nhận loài có biến đổi nhưng lại không nêu được cơ chế đúng giải thích cho quá trình biến đổi của loài.

 

 

(3) Darwin giải thích được nguồn gốc cũng như tính di truyền của biến dị.

 

 

(4) Darwin cho rằng tác động của chọn lọc tự nhiên theo điều kiện sống khác nhau tạo nên nhiều loài từ một loài ban đầu.

 

 

Xem đáp án » 29/08/2024 246

Câu 4:

Những nhận định nào dưới đây là của Darwin?

(1) Mọi biến dị phát sinh trong đời sống cá thể đều được di truyền cho con cháu.

(2) Chỉ những biến dị di truyền mới có ý nghĩa đối với tiến hóa của sinh vật.

(3) Biến dị luôn tồn tại trong quần thể.

(4) Các cá thể phải đấu tranh sinh tồn để giành lấy cơ hội sống sót và sinh sản.

(5) Sinh vật biến đổi do tập quán hoạt động, thay đổi cách thức sử dụng các bộ phận của cơ thể.

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (3), (4), (5).

D. (1), (4), (5).

Xem đáp án » 29/08/2024 206

Câu 5:

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Thuyết tiến hóa tổng hợp chính là thuyết tiến hóa của Darwin.

B. Thuyết tiến hóa tổng hợp giải thích được nguồn gốc và tính di truyền của các biến dị.

C. Tiến hóa nhỏ là quá trình thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

D. Tiến hóa lớn là quá trình hình thành hoặc tuyệt chủng loài, các bậc phân loại trên loài.

Xem đáp án » 29/08/2024 141

Câu 6:

Phát biểu nào dưới đây không đúng theo quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa?

A. Sinh vật có động lực nội tại để biến đổi thích nghi với điều kiện sống và tự trở nên phức tạp hơn, hoàn thiện hơn.

B. Môi trường thay đổi chậm nên sinh vật thích nghi kịp thời với sự thay đổi đó.

C. Biến đổi xảy ra trong đời sống cá thể được di truyền cho con và tiếp tục được tích luỹ ở các thế hệ tiếp theo.

D. Chỉ những cá thể mang biến dị có lợi mới sống sót và trở nên phổ biến trong quan thể.

Xem đáp án » 29/08/2024 128

Bình luận


Bình luận