Câu hỏi:
29/08/2024 3,968a) Barium nitrate là hợp chất cộng hóa trị hay hợp chất ion, là chất dễ tan hay ít tan trong nước?
b) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
(1) Ba(NO3)2 (s) ?
(2) Ba(NO3)2 (aq) + Na2SO4 (aq) → ?
c) Độ tan trong nước của Ba(NO3)2 ở 10 oC và 20 oC lần lượt là 6,67 g/100 g nước và 9,02 g/100 g nước. Khi đưa 109,02 g dung dịch Ba(NO3)2 bão hòa ở 20 oC về 10 oC thì thu được bao nhiêu gam tinh thể Ba(NO3)2.6H2O kết tinh?
d) Cho các hóa chất cơ bản sau: dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4, dung dịch NaCl. Hóa chất nào trong các hóa chất trên có thể được dùng để nhận biết được ion Ba2+ trong dung dịch barium nitrate? Viết phương trình hóa học minh họa.
Hot: Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia Toán, Văn, Anh, Sử, Địa...., ĐGNL các trường ĐH Quốc Gia Hà Nội, Tp. Hồ Chi Minh file word có đáp án (form 2025).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Barium nitrate là hợp chất ion, là chất dễ tan trong nước.
b) Hoàn thành các phương trình hóa học:
(1) 2Ba(NO3)2 (s) 2BaO (s) + 4NO2 (g) + O2 (g)
(2) Ba(NO3)2 (aq) + Na2SO4 (aq) → BaSO4 (s) + 2NaNO3 (aq)
c) Trong 109,02 g dung dịch Ba(NO3)2 bão hòa ở 20 oC có \[{m_{Ba{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}} = x\]
\(\frac{x}{{109,02 - x}}.100 = 9,02\) ⇒\[{m_{Ba{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}} = x\] = 9,02 g
⇒ mnước= 100 g
Gọi số mol Ba(NO3)2.6H2O kết tinh là a
⇒ Ở 10 oC, \[{m_{Ba{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}} = {\rm{ }}9,02 - {\rm{ }}261a;\,{m_{{H_2}O}} = {\rm{ }}100 - {\rm{ }}6a\]
\(\frac{{{\rm{9,02}}\,{\rm{ - }}\,{\rm{261a}}}}{{{\rm{100}}\,{\rm{ - }}\,{\rm{6}}{\rm{.18a}}}}{\rm{.100}}\,{\rm{ = }}\,{\rm{6,67}}\) → a= 9,26.10-3
Vậy, khối lượng Ba(NO3)2.6H2O kết tinh là 369a= 3,42 g.
Đã bán 166
Đã bán 184
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những phát biểu nào sau đây về ứng dụng của một số hợp chất của calcium là đúng?
(a) Vôi tôi và vôi sống đều có thể dùng để khử chua đất trong nông nghiệp.
(b) Đá vôi và thạch cao đều được dùng trong sản xuất vật liệu xây dựng.
(c) Khoáng vật apatite được khai thác để sản xuất phân đạm.
(d) Vôi tôi có thể được dùng để làm mềm nước cứng.
(e) Thạch cao còn được dùng trong y tế như bó bột cố định xương.
Câu 2:
Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(a) Số oxi hóa của các nguyên tố kim loại nhóm IIA trong hợp chất là +1 hoặc +2.
(b) Beryllium là kim loại nhẹ nhất trong các kim loại nhóm IIA.
(c) Magnesium là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong nhóm IIA.
(d) Các kim loại nhóm IIA đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
(e) Các kim loại nhóm IIA đều dẫn điện.
Câu 3:
Nhiệt độ phân hủy thành oxide của các muối carbonate của kim loại nhóm IIA giảm dần theo dãy:
A. MgCO3, CaCO3, SrCO3, BaCO3.
B. BaCO3, SrCO3, CaCO3, MgCO3.
C. BaCO3, CaCO3, SrCO3, MgCO3.
D. MgCO3, BaCO3, SrCO3, CaCO3.
Câu 4:
Thực hiện phản ứng giữa các dung dịch sau:
(a) Potasium carbonate và calcium hydroxide.
(b) Sodium phosphate và barium chloride.
(c) Magnesium hydrogencarbonate và sulfuric acid.
(d) Sodium hydrogencarbonate và barium hydroxide.
(e) Barium hydroxide và nitric acid.
Những phản ứng nào thu được kết tủa? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 5:
Xét các phản ứng phân hủy sau:
CaCO3 (s) ⇌ CaO (s) + CO2 (g) (1)
BaCO3 (s) ⇌ BaO (s) + CO2 (g) (2)
Biến thiên enthalpy chuẩn () của phản ứng thuận ở mỗi cân bằng (1) và (2) khi phân hủy 1 mol mỗi chất lần lượt có giá trị là 108,7 kJ và 271,5 kJ.
Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(a) Nhiệt lượng tỏa ra khi phân hủy 1 mol BaCO3 lớn hơn nhiệt lượng tỏa ra khi phân hủy 1 mol CaCO3.
(b) BaCO3 bị phân hủy ở nhiệt độ cao hơn CaCO3.
(c) Khi tăng nhiệt độ, cả hai phản ứng đều dịch chuyển theo chiều thuận.
(d) CO2 cần được lấy ra khỏi lò nung để tăng hiệu suất của phản ứng.
Câu 6:
Một học sinh thực hiện các thí nghiệm để nhận biết hai dung dịch chất X và chất Y, thu được một số kết quả như sau:
- Dung dịch chất X và chất Y đều làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
- Trộn X và Y thu được kết tủa trắng.
- Chất X cháy với ngọn lửa màu lục trên đèn khí, trong khi chất Y cháy với ngọn lửa màu tím.
Mỗi kết luận sau đây của học sinh đó về chất X và chất Y là đúng hay sai? Biết mỗi chất X. Y đều chỉ chứa một loại cation và một loại anion.
(a) Chất X có chứa cation Ba2+, chất Y chứa cation K+.
(b) Chất X không thể là barium chloride.
(c) Chất Y phải là potassium carbonate.
(d) Chất kết tủa màu trắng phải là hợp chất của barium.
Câu 7:
Beryllium carbonate (BeCO3) khan là chất bột màu trắng, dễ phân hủy ngay trong điều kiện thường, tạo thành beryllium oxide. Do đó, BeCO3 thường được bảo quản trong khí quyển tạo bởi chất X. Giống như các muối carbonate của các kim loại nhóm IIA khác, BeCO3 ít tan trong nước; tuy nhiên, điểm khác biệt là chất này dễ bị thủy phân tạo thành các dạng tồn tại khác của beryllium như \[Be\left( {OH} \right)_3^{2 - },{\rm{ }}Be\left( {OH} \right)_4^{2 - }.\] Điều này chủ yếu là do cation Be2+ có bán kính nhỏ hơn nhiều so với các cation kim loại cùng nhóm IIA. Việc thường xuyên hít phải BeCO3 hay BeO đều có thể dẫn tới ung thư phổi. Nếu đi vào cơ thể, các cation Be2+ có thể vô hiệu hóa chức năng của các enzyme, đặc biệt là các enzyme chứa phức chất có nguyên tử trung tâm được hình thành từ cation Mg2+.
Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
(a) Phần trăm khối lượng của beryllium trong beryllium carbonate tinh khiết khan là 6,25%.
(b) Khí X là carbon dioxide.
(c) Mật độ điện tích của ion bằng điện tích của ion chia cho thể tích của ion đó. Ion được coi có dạng cầu nên thể tích của ion tỉ lệ với lũy thừa 3 của bán kính ion.
(c) Cation Be2+ dễ bị thủy phân hơn so với cation Ca2+ là do mật độ điện tích trên cation Be2+ nhỏ hơn so với cation Ca2+.
(d) Cation Be2+ có khả năng thay thế nguyên tử trung tâm magnesium của phức chất trong một số enzyme, tạo phức chất bền hơn.
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
32 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 6: Đại cương về kim loại
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 14. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại có đáp án
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 8: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 15. Các phương pháp tách kim loại có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận