Câu hỏi:
01/09/2024 53Văn bản này được công bố trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid-19. Đặt trong bối cảnh đó, theo bạn, văn bản có ý nghĩa gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Qua việc phát hiện ra sự tương tác của đại dịch cái chết đen đối với lịch sử của nhân loại, tác giả gợi ra những suy tư nơi người đọc về thực tại cũng như về vai trò và quyền năng của con người trong việc kiến tạo thực tại. Các sử gia truyền thống thường cho rằng con người là nhân vật trung tâm của “sân khấu lịch sử” và diễn giải mọi sự kiện lịch sử dựa trên những phát hiện, động cơ, nhận thức của con người. Nhưng bằng cách nêu vai trò của đại dịch trong lịch sử, tác giả chỉ ra sự tác động của những yếu tố phi nhân, sự tham gia của cái ngẫu nhiên trong việc kiến tạo thực tại của chúng ta, cái đã làm chệch hướng các động cơ, ý đồ, các thế lực mạnh mẽ của nhân loại. Kiến giải này về lịch sử đã chất vấn tư tưởng nhân loại trung tâmn luận (lấy con người làm trung tâm) vốn đã trở thành một định kiến phổ biến trong tâm thức nhân loại và gợi mở, cảnh báo về tác động của những yếu tố phi nhân như thiên tai, dịch bệnh, vi trùng,... đối với đời sống con người. Trong đời sống đương đại, khi hành tinh đang có nguy cơ bị tàn phá bởi sự tham lam và ngạo mạn vô hạn của con người, thì sự chất vấn và cảnh báo này là cần thiết, để ta có thể suy tư nhiều hơn đến hệ sinh thái xung quanh mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bài tập 6. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Sứ mệnh khai hoá” được thai nghén từ rất nhiều nguồn tư tưởng tôn giáo, chính trị và học thuật, được viết hay tuyên bố bởi một đội ngũ hùng hậu các nhà khoa học và chính trị gia. Và họ, hoặc bằng xác tín chính trị, hoặc bằng “thực chứng” khoa học, thành tâm và nhiệt thành tin tưởng ở “sứ mệnh” cao cả này.
Tuy nhiên, có những nhân vật, như Giuyn-lơ Hác-man (Jules Harmand) không tin vào sứ mệnh khai hoa, bằng những lí lẽ thẳng thừng:
“Tốt hơn hết là hãy cố mà điều chỉnh các hành động của chúng ta sao cho phù hợp với hoàn cảnh thống trị, sự thống trị bằng chinh phục này bản thân nó đã không dân chủ, và đừng có lạm dụng những trò đạo đức giả nhỏ mọn và cả những trò bịp bợm. về văn minh vì nó chẳng đánh lừa được ai sất. Hãy cố mà tìm cách biện minh cho sự thống trị vì lợi ích chung của cả kẻ thống trị và bị trị”.
Những thực tế trên địa hạt Đông Dương khiến cho nhà cầm quyền thuộc địa phải hiện thực hoá và cụ thể hoá sứ mạng này trên phương diện giáo dục bằng hai mô hình đồng hoá và hợp tác trong công cuộc chinh phục con tim dân bản xứ. Đồng hoa nhằm Pháp hoá con dân bị trị để đưa họ đến gần với văn minh [...]. Nhưng một hiểm hoạ và ám ảnh rình rập người Pháp, đó là đến thời điểm nào đó, dân bản xứ, sau một quá trình “tiến hoá” sẽ đòi hỏi bình đẳng với kẻ đi chinh phục. Hợp tác thực chất là một “khế ước, theo Giuyn-lơ Hác-man, giữa kẻ thống trị và bị trị. Thay vì san phẳng truyền thống, văn hoá hay ngôn ngữ bản địa, kẻ chinh phục phải tôn trọng nền văn minh lâu đời “độc đáo và khá phát triển” của các dân tộc Đông Dương, và chỉ nên giáo dục họ đủ để họ thoát ra khỏi tình trạng “trì trệ”. Kẻ bị trị phải chấp nhận sự thống trị thực dân, bù vào họ được hưởng những lợi ích (trật tự xã hội, tiến bộ kĩ nghệ, an ninh, giáo dục, y tế,...). Vì thế, vẫn nên hiểu sự hợp tác phải hoàn toàn nằm trong khuôn khổ đô hộ.
[...] Giuyn-lơ Hác-man đã cảnh báo giáo dục chính là “con dao hai lưỡi cầm vào rất nguy hiểm, thậm chí mũi dao đã bị tẩm độc”. Thực tế chứng minh, nhiều thập niên sau, giáo dục thuộc địa đã giúp hình thành nên giới trí thức tinh hoa bản xứ. Tiếp thu trực tiếp tư tưởng văn minh và khai sáng đích thực của Âu châu, giới tinh hoa này đối thoại và chất vấn với chính quyền thuộc địa tại chính quốc hay ở các xứ thuộc địa. Cùng với quần chúng, họ lật đổ và xoá bỏ chủ nghĩa thực dân, nhưng bằng những phương cách rất khác nhau.
(Nguyễn Thuỵ Phương, Nguồn gốc luận thuyết của “sứ mệnh khai hoá”,
tạp chí Tia sáng, ngày 07/8/2019)
Thông tin chính được cung cấp trong văn bản là gì? Thông tin chính đó được triển khai thành các ý phụ nào?
Câu 2:
Quan điểm của tác giả về sứ mệnh khai hoá là gì? Bằng cách nào tác giả thể hiện quan điểm đó?
Câu 3:
Bạn hiểu thế nào về nhận định của Giuyn-lơ Hác-man: Giáo dục chính là “con dao hai lưỡi cầm vào rất nguy hiểm, thậm chí mũi dao đã bị tẩm độc”?
Câu 4:
Các thông tin trong văn bản được tổ chức theo trình tự nào? Tác dụng của cách tổ chức đó là gì?
Câu 5:
Các thông tin trong văn bản được trình bày theo trình tự nào? Tác dụng của cách trình bày đó là gì?
Câu 6:
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị luận xuất hiện trong văn bản đóng những vai trò gì?
Câu 7:
Các thông tin được cung cấp trong văn bản trên và văn bản Giáo dục khai phóng Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục cho bạn biết điều gì về giáo dục Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Giấu của có đáp án
15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Hải khẩu linh từ có đáp án
15 câu trắc nghiệm Văn 12 CTST Tác phẩm Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra có đáp án
15 câu trắc nghiệm Văn 12 CTST Tác phẩm Tiền bạc và tình ái có đáp án
về câu hỏi!