Giải SBT Ngữ văn 12 KNTT Bài 1: Khả năng lớn lao của tiểu thuyết có đáp án

107 lượt thi 39 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 12:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Sự thật của Số đỏ, chính là cái cười. Cái cười trong Số đỏ không phải là những phương thức nghệ thuật để chuyên chở tư tưởng của tác phẩm. Cái cười ở đây là bản chất, là tinh tuý của văn bản nghệ thuật; nó đồng nhất với thế giới quan của tác giả; nó là tất cả tác phẩm – cái cười đa diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười lớn luôn luôn để ngỏ, không khép kín, không khô cứng. Nhiều nhà phê bình đã nói sâu sắc về cái hoạt kê, cái cười hể hả, cái hài hước, cái châm biếm, nhạo báng, cái hề, cái bouffon v.v... của Số đỏ. Tôi hiểu thêm rằng Số đỏ là cái cười nhại với một tầm cỡ lớn. Số đỏ nhại một xã hội, một phong trào chính trị, một thời đô thị hoá. Nó nhại một trào lưu văn hoá, một trào lưu văn học, một nghệ thuật trừu tượng cực đoan. Nó nhại một ngôn ngữ đang hình thành, hổ lốn, táp nham, lổn nhổn, không ăn khớp – ngôn từ khấp khểnh, xiêu vẹo, tạp pí lù. Số đỏ là một tập hợp hỗn loạn những phong cách kì dị, quái gở, lấn át nhau, xen kẽ nhau, phá huỷ nhau, – để biểu đạt chính xác cái xã hội quái dị ấy. Và chưa mấy ai thấy cái cười của Vũ Trọng Phụng, ở đây, ẩn giấu tư tưởng nhân đạo đầy bao dung, cái cười nhân văn chủ nghĩa.

(Đỗ Đức Hiểu, Những lớp sóng ngôn từ trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, in trong Đổi mới phê bình văn học, NXB Khoa học xã hội – NXB Mũi Cà Mau, 1994, tr. 223 – 224)

Ở ba câu văn đầu tiên trong đoạn trích, tác giả đã cho biết quan niệm của mình về cái cười trong tiểu thuyết Số đỏ như thế nào?


Câu 26:

Bài tập 6. Đọc nhận định sau về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và trả lời các câu hỏi:

Song điều khiến tôi kinh ngạc trong tiểu thuyết này, không chỉ là sự tàn khốc của chiến tranh cũng như sự huỷ diệt của nó đối với tâm hồn con người, mà còn là cách thức xử lí hình thức nghệ thuật trong văn bản tiểu thuyết – tức phương pháp sáng tác tiểu thuyết: sáng tác của nhà văn Bảo Ninh và sáng tác của nhân vật chính của tiểu thuyết – Kiên, câu chuyện chiến tranh về Kiên và các nhân vật khác mà Bảo Ninh kể, câu chuyện về thân phận trong tiểu thuyết mà Kiên sáng tác cho đến cả việc đọc và sắp xếp cuốn tiểu thuyết trong tiểu thuyết của người viết ở cuối tác phẩm, tất cả tạo nên một cốt truyện ghép mảnh và sáng tác chồng xếp, khiến cho Nỗi buồn chiến tranh đạt đến kết cấu gấp hộp một cách vô cùng thành công. Chính lối tự sự có thể gọi là kết cấu gấp hộp này đã làm cân bằng và trì hoãn một cách hầu như hoàn mĩ đối với sự mạo hiểm của tính trữ tình quá độ trong cốt truyện tiểu thuyết, khiến cho phong cách trữ tình và nghị luận kiểu sân khấu kịch trong văn học truyền thống phương Đông trở thành thứ màu sắc phương Đông trong văn học thế giới [...].

(Diêm Liên Khoa, Tầm cao của văn học chiến tranh phương Đông, Thiên Thai dịch, tạp chí Tia sáng, ngày 19/5/2016)

Xác định vấn đề chính được đề cập trong nhận định trên.


4.6

21 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%