Câu hỏi:
01/09/2024 354Nêu một số ý tưởng cơ bản có thể triển khai khi thực hiện đề tài sau:
So sánh cái nhìn về chiến tranh trong Nỗi buồn chiến tranh với cái nhìn về chiến tranh trong một tác phẩm phù hợp mà bạn đã học hoặc tìm đọc thêm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Gợi ý chọn tác phẩm:
- Viết về đề tài chiến tranh giải phóng dân tộc, cụ thể là đề tài cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta.
- Thuộc thể loại truyện (có thể là truyện ngắn, truyện vừa hay tiểu thuyết).
- Có những điểm tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt dễ nhận thấy so với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.
Gợi ý một số ý tưởng:
- Các tác phẩm được so sánh có phải được viết ra trong cùng khoảng thời gian hay không? (Viết vào thời hậu chiến hay khi cuộc chiến chưa kết thúc?)
- Hướng viết của các tác phẩm nghiêng về tái hiện những sự kiện đã diễn ra hay nghiêng về nghiền ngẫm bản chất của sự kiện?
- Các tác phẩm tập trung tái hiện chân dung tập thể của người lính hay chân dung một vài cá nhân dị biệt?
- Khía cạnh bi hay hùng của cuộc chiến được các tác phẩm chú ý nhấn mạnh?
- Cách kể (kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật,...) ở từng tác phẩm có những điểm gì đáng khảo sát, phân tích kĩ lưỡng?
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lập dàn ý cho đề tài bài viết mà bạn tự chọn có nội dung so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.
Câu 2:
Qua đọc hai văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc và Nỗi buồn chiến tranh trong mối liên hệ với nhan đề của bài học, bạn có thể phát biểu điều gì về “khả năng lớn lao của tiểu thuyết”?
Câu 3:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Sự thật của Số đỏ, chính là cái cười. Cái cười trong Số đỏ không phải là những phương thức nghệ thuật để chuyên chở tư tưởng của tác phẩm. Cái cười ở đây là bản chất, là tinh tuý của văn bản nghệ thuật; nó đồng nhất với thế giới quan của tác giả; nó là tất cả tác phẩm – cái cười đa diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười lớn luôn luôn để ngỏ, không khép kín, không khô cứng. Nhiều nhà phê bình đã nói sâu sắc về cái hoạt kê, cái cười hể hả, cái hài hước, cái châm biếm, nhạo báng, cái hề, cái bouffon v.v... của Số đỏ. Tôi hiểu thêm rằng Số đỏ là cái cười nhại với một tầm cỡ lớn. Số đỏ nhại một xã hội, một phong trào chính trị, một thời đô thị hoá. Nó nhại một trào lưu văn hoá, một trào lưu văn học, một nghệ thuật trừu tượng cực đoan. Nó nhại một ngôn ngữ đang hình thành, hổ lốn, táp nham, lổn nhổn, không ăn khớp – ngôn từ khấp khểnh, xiêu vẹo, tạp pí lù. Số đỏ là một tập hợp hỗn loạn những phong cách kì dị, quái gở, lấn át nhau, xen kẽ nhau, phá huỷ nhau, – để biểu đạt chính xác cái xã hội quái dị ấy. Và chưa mấy ai thấy cái cười của Vũ Trọng Phụng, ở đây, ẩn giấu tư tưởng nhân đạo đầy bao dung, cái cười nhân văn chủ nghĩa.
(Đỗ Đức Hiểu, Những lớp sóng ngôn từ trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, in trong Đổi mới phê bình văn học, NXB Khoa học xã hội – NXB Mũi Cà Mau, 1994, tr. 223 – 224)
Câu 4:
Đọc lại văn bản Nỗi buồn chiến tranh trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 19 – 24) và trả lời các câu hỏi:
Tóm tắt các sự việc được kể trong từng phần của văn bản và nêu rõ mối quan hệ giữa các sự việc trong hai phần.
Câu 5:
Câu 6:
Theo bạn,“nỗi buồn chiến tranh” nặng nề, dai dẳng ở nhân vật Kiên có phải là trạng thái tâm lí chung của tất cả những người từng tham gia chiến trận hay không? Qua lí giải vấn đề này, bạn hiểu thế nào về tính chân thật của những gì được miêu tả trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh nói riêng và trong tiểu thuyết nói chung?
Câu 7:
Bài tập 2. Đọc lại văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 14 – 15), đoạn từ “Mấy giơ đầu ở séc thứ ba” đến “Được thì chết! Chiến tranh!” và trả lời các câu hỏi:
Phân tích sự tương phản giữa cử chỉ, hành động của vua Xiêm cùng những người hầu cận và cử chỉ, hành động của các quan chức chính phủ Bảo hộ, chính phủ Nam triều được miêu tả trong đoạn văn bản.
về câu hỏi!