Câu hỏi:

01/09/2024 131

So sánh quan niệm về cuộc sống được gửi gắm trong hai bài thơ Sa hành đoản caVội vàng của Xuân Diệu.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Bài thơ Vội vàng thể hiện quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống: Cuộc sống là một vườn trấn gian đầy thanh sắc, và do vậy cần tận hưởng, thưởng thức và đẹp của từng phút giây, khoảnh khắc băng tất cả các giác quan. Bài thơ Sa hành đoản ca lại biểu lộ một quan niệm khác: Cuộc sống là một hành trình gian nan, đầy những trở ngại nhưng con người vẫn cứ cất bước, một cách kiên trì và nhẫn nại. Du thể hiện quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau, song hai bài thơ đều cho người đọc thấy tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt của các tác giả.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Cảm xúc mà nhân vật trữ tình muốn giãi bày là gì?

Xem đáp án » 01/09/2024 944

Câu 2:

Hạnh phúc là hành trình không phải là đích đến (tên một cuốn sách của tác giả Guên W. Đai-ơ – Wayne W. Dyer, Dương Bùi dịch, NXB Thanh niên, 2022); “Sau ba mươi năm cuộc đời, tôi đã ngộ ra rằng không có hạnh phúc tối thượng, hạnh phúc vĩnh cửu, hạnh phúc viên mãn, mà hạnh phúc chỉ có được trên từng bước chân, từng vòng bánh xe mà mình đang đi... (Trần Đặng Đăng Khoa, 1111 – Nhật kí sáu vạn dặm trên yên xe cà tàng, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2022, tr. 17).

Bạn có đồng ý với các quan niệm nói trên về hạnh phúc không? Theo bạn, các quan niệm này có điểm gì gặp gỡ với thông điệp mà Hê-minh-uê gửi gắm trong tiểu thuyết Ông già và biển cả?

Xem đáp án » 01/09/2024 341

Câu 3:

Đọc truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt và cho biết Lưu Quang Vũ đã tiếp thu và cải biên truyện dân gian như thế nào. Sự tiếp thu và cải biên đó thể hiện thông điệp gì của tác giả?

Xem đáp án » 01/09/2024 303

Câu 4:

Hình ảnh người lữ khách trên bãi cát dài được miêu tả như thế nào trong bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 235

Câu 5:

Bài tập 3. Đọc đoạn trích sau trong tiểu thuyết Ông già và biển cả của Ơ-nít Hê-minh-uê (Ernest Hemingway) và trả lời các câu hỏi:

Lúc này lão bị khó thở và cảm thấy có vị lạ trong miệng. Nó có vị như đồng và ngọt ngọt và trong giây lát lão thấy sợ nó. Nhưng vị đó không quá mạnh.

Lão nhổ nước bọt xuống biển và nói, “Ăn đi, galanos. Và nằm mơ là mày đã giết được một con người.”.

Lão biết rằng rốt cuộc mình đã bị đánh bại và vô phương cứu chữa và lão quay trở lại đuôi thuyền và thấy đoạn răng cưa gãy cuối tay bánh lái vẫn có thể khít với rãnh đủ để lão điều khiển được. Lão quàng cái bao bố lên vai và đưa chiếc thuyền nhỏ theo hướng của nó. Bây giờ lão nhẹ nhàng lái thuyền và lão không có bất cứ thứ suy nghĩ hay cảm xúc nào. Giờ đây lão đã bỏ qua mọi thứ và lão lái thuyền quay về bến cảng quê nhà một cách khôn ngoan nhất có thể. Trong đêm cá mập tấn công cái khung xương như thể ai đó đang nhặt những mảnh vụn trên bàn. Ông lão không chú ý đến chúng và không chú ý đến thứ gì khác ngoài việc lái thuyền. Lão chỉ nhận ra chiếc thuyền đang di chuyển nhẹ nhàng uốn lượn như thế nào khi không có khối nặng khổng lồ kia bên cạnh nó.

Nó ổn cả, lão nghĩ. Nó khoẻ mạnh và không bị tổn hại gì ngoại trừ tay bánh lái. Cái đó thì dễ thay thế. Lão có thể cảm thấy mình đang ở trong dòng chảy và lão có thể nhìn thấy ánh sáng từ các bãi biển dọc theo bờ. Lão biết mình đang ở đâu và chỉ việc trở về nhà.

Dù sao thì, gió là bạn của chúng ta, ông lão nghĩ. Rồi lão thêm vào, đôi khi. Và biển cả vĩ đại với những người bạn và những kẻ thù của chúng ta. Và giường, lão nghĩ, Giường là bạn của ta. Chỉ giường thôi, lão nghĩ. Giường sẽ là một thứ tuyệt vời. Thật là dễ dàng khi bạn bị đánh bại, lão nghĩ. Ta không bao giờ biết được nó dễ dàng như thế nào. Và thứ đánh bại ta, lão nghĩ.

“Chẳng còn gì”, lão nói lớn. “Ta đã đi quá xa.

(Linh Nguyễn dịch, http://nguvan.hnue.edu.vn, ngày 03/01/2024)

Dựa vào phần tóm tắt tiểu thuyết Ông già và biển cả, hãy xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm và trong tương quan với đoạn trích Trở về trong SGK.

Xem đáp án » 01/09/2024 221

Câu 6:

Câu thơ “Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại!” trong lần in thứ hai được tác giả sửa thành: “Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!”. Theo bạn, câu thơ nào hay hơn? Vì sao?

Xem đáp án » 01/09/2024 198

Bình luận


Bình luận