Câu hỏi:
01/09/2024 230Bài tập 8. Đọc lại văn bản Cảm hứng và sáng tạo của Nguyễn Trần Bạt trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 89 – 91) và trả lời các câu hỏi:
Nêu những đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện trong văn bản.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Những đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện cụ thể trong văn bản Cảm hứng và sáng tạo:
– Văn bản có một luận đề được nêu để bàn luận (nhan đề của văn bản đồng thời cũng là luận đề).
– Từ luận đề, văn bản được triển khai thành các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Cảm hứng là một trạng thái tinh thần hết sức quan trọng của con người (từ “Cảm hứng thường được biểu hiện dưới hình thức của văn hoá, đến “tức là tại nhiều nền văn hoá mà người đó có mặt”).
+ Luận điểm 2: Tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) của cảm hứng (từ “Cảm hứng có thể xúc tiến khả năng phát triển” đến “một trong những nguyên nhân gây ra sử chậm phát triển..).
+ Luận điểm 3: Vai trò của cảm hứng đối với sự phát triển (từ “Như vậy, cảm hứng là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển. đến “tiến trình phát triển của cá nhân và của cả cộng đồng”).
+ Luận điểm 4: Vai trò của tự do đối với cảm hứng và sáng tạo của con người (từ “Vậy thông qua cảm hứng, tự do biến thành sự sáng tạo như thế nào?” đến “nơi con người có thể nhặt được sự sáng tạo ở trong bất kì góc tối nào của cuộc sống).
+ Luận điểm 5: Cái đẹp – tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của cảm hứng sáng tạo (từ “Nói đến sự sáng tạo không thể không nói đến cái đẹp” đến “mới có giá trị đóng góp cho xã hội”).
- Ở từng luận điểm, tác giả đã sử dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận với việc nêu các lí lẽ và bằng chứng để lập luận có sức thuyết phục.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những thao tác nghị luận nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn văn?
Câu 2:
Chỉ ra biểu hiện của các thao tác nghị luận được tác giả sử dụng trong văn bản.
Câu 3:
Hoạt động sáng tạo được giải thích như thế nào? Chỉ ra sự phối hợp các thao tác ở đoạn văn.
Câu 5:
Bài tập 4. Đọc lại văn bản Năng lực sáng tạo của Phan Đình Diệu trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 69), đoạn từ “Xưa nay, khi nói đến sáng tạo, thường ta chỉ xem đó là hoạt động riêng của một lớp người” đến “biết quên đi nhiều điều mà mình đã biết để luôn có một trí tuệ nguyên lành với đôi mắt tươi sáng” và trả lời các câu hỏi:
Ý nào trong đoạn văn khái quát được chủ đề của cả đoạn? Các ý khác có vai trò như thế nào trong việc làm nổi bật chủ đề?
Câu 6:
Nêu suy nghĩ của bạn về một trong các ý kiến sau của tác giả: “Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo”; “Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ”; “Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo”.
về câu hỏi!