Câu hỏi:
01/09/2024 441Nêu những yếu tố mà bạn xác định là kì ảo trong truyện. Nhận xét về đặc điểm và ý nghĩa của chúng (có thể liên hệ với truyện ngắn Muối của rừng).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nhân vật kì ảo: linh hồn anh bộ đội đã hi sinh mấy chục năm trước, ông già râu tóc bạc phơ.
- Vật thiêng: chiếc lá có phép lạ.
- Những chi tiết huyền hoặc: dòng sông không chảy, cây si và chuyện ma, con thuyền trôi thẳng băng, ánh trăng – cái bóng, nén hương,...
Từ các yếu tố kì ảo đã xác định, có thể liên hệ với truyện Muối của rừng để rút ra một số nhận xét:
- Ở Bến trần gian, các yếu tố kì ảo có tính chất “ảo” nhiều hơn là “kì”, còn ở Muối của rừng chủ yếu là “kì”.
Các yếu tố kì ảo ở Bến trần gian có nguồn gốc từ văn hoá dân gian. Nhân vật ông già râu tóc bạc phơ gợi nhớ ông Tiên, ông Bụt, chiếc lá có phép là vật thiêng từ các truyện cổ dân gian. Các chi tiết về chuyện ma, dòng sông, đêm trăng, màn sương, cái bóng, nén hương,... đều có nguồn cội từ những tín niệm của người ว Việt về cõi âm, cõi trần, về những ranh giới và liên thông giữa cõi sống và cõi chết.
- Các yếu tố kì ảo đã trở thành những phương tiện nghệ thuật đắc dụng trong việc diễn tả phẩm chất và số phận của con người Việt Nam thời hậu chiến.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Suy nghĩ, tâm trạng, lời nói và hành động của nhân vật Bích Châu được miêu tả như thế nào? Qua sự miêu tả đó, tác giả muốn nhấn mạnh đức tính, phẩm chất gì của nhân vật?
Câu 2:
Làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Diểu trong đoạn văn “Ông Diểu đặt tay ... tránh nhìn vào đôi mắt nó”
Câu 3:
Viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu nhận xét về một chi tiết hoặc sự việc kì ảo trong một truyện truyền kì tự chọn (ngoài các tác phẩm đã học).
Câu 4:
Ông Diểu đã chuẩn bị, dự tính như thế nào cho chuyến đi săn này? Những chuẩn bị và dự tính đó nói lên điều gì?
Câu 5:
Lập dàn ý cho đề bài: Viết một bài văn (khoảng 1.000 chữ) phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cặp câu thơ sau đây:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
(Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc), Tản Đà dịch)
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Huy Cận, Tràng giang)
Câu 6:
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bạn về một chi tiết kì ảo trong truyện.
về câu hỏi!