Câu hỏi:
31/08/2024 294Đọc bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận) sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Phiên âm:
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lí thái bình.
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đạo binh.
Dịch nghĩa:
Vận nước như dây mây kết nối,
Trời Nam mở mang nền thái bình.
Ở cung điện dùng đường lối “vô vi”,
(Thì) khắp mọi nơi dứt nạn đao binh.
Dịch thơ:
Vận nước như mây quấn,
Trời Nam mở thái bình.
Vô vi trên điện các
Chốn chốn dứt đao binh.
(Theo bản dịch của Đoàn Thăng, Thơ văn Lý – Trần, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977)
a) Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Vận nước.
b) Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm).
c) Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối.
d) Cho biết chủ đề của bài thơ.
e) So sánh bài thơ trên với bài Phò giá về kinh (Trần Quang Khải) để chỉ ra sự tương đồng về nội dung giữa hai tác phẩm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Vận nước
– Bài thơ được viết sau khi Lê Hoàn lãnh đạo dân tộc ta chiến thắng oanh liệt quân Tống xâm lược trên sông Như Nguyệt năm 981.
– Dù giặc ngoại xâm bị đánh bại, độc lập, chủ quyền của đất nước đã được vẹn toàn nhưng mối lo về kẻ thù xâm lược luôn luôn thường trực. Nhiệm vụ lớn lao lúc này là phải ổn định lòng dân, đoàn kết cả dân tộc để cùng nhau xây dựng đất nước Đất nước vừa trải qua một cuộc thay đổi lớn. Nhà Đinh do Đinh Bộ Lĩnh lập nên sau khi dẹp loạn 12 sứ quân đã đến lúc suy yếu sau cái chết của Đinh Tiên Hoàng Trước hoạ xâm lược của nhà Tống và việc chia rẽ trong nội bộ triều đình, một số quần thần đã phò tá Lê Hoàn lên làm vua. Đã có một số đại thần như Đinh Điền, Nguyễn Bặc đưa quân chống lại Lê Hoàn tạo nên nguy cơ nội chiến. Nhà vua đứng trước “thù trong, giặc ngoài”, cho dù quân xâm lược đã bị đánh đuổi nhưng nguy cơ chiến tranh (nội chiến, ngoại xâm) vẫn luôn rình rập. Trong điều kiện đó, vua Lê Hoàn đã hỏi Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, vị cố vấn của mình: “Vận nước ngắn dài thế nào?”. Đỗ Pháp Thuận đã đáp lại bằng bài thơ trên. Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên mở đầu cho nền văn học viết của dân tộc, một nền văn học luôn gắn liền với vận nước.
b) Đặc điểm thể loại của bài thơ ở bản phiên âm:
– Số dòng: 4 dòng; số chữ: mỗi dòng 5 chữ; niêm: các chữ thứ hai của dòng 1 và dòng 4 (tộ, xứ) cùng thanh sắc, các chữ hai của dòng 2 và dòng 3 (thiên, vi) cùng thanh bằng; luật: chữ thứ hai của dòng 1 mang thanh bằng nên bài thơ thuộc luật bằng; cách hiệp vần (các dòng 1 – 3, 2 – 4 mang vần).
Từ đó, có thể thấy, đây là bài thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán.
c) – Hai dòng thơ đầu nêu lên hoàn cảnh của đất nước khi đó: Thế nước đang được củng cố vững vàng như cây đại thụ bền chặt, xanh tốt. Nền thái bình của dân tộc vừa được thiết lập sau chiến thắng oanh liệt, đầy cam go trước đội quân xâm lược hùng mạnh của nhà Tống.
– Hai dòng thơ cuối: Tác giả vạch ra phương sách, con đường để có thể gìn giữ, bảo vệ vận nước và nền hòa bình đó; chấm dứt chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc; chấm dứt nạn nội chiến lúc nào cũng có thể xảy ra, uy hiếp sự tồn vong của nhà nước non trẻ và nền hoà bình vừa giành được. Đó là thực hiện chính sách “vô vi”, thực hiện nền đức trị, sống thuận theo tự nhiên, theo lẽ phải, tức là thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết các lực lượng xã hội trên cơ sở lợi ích dân tộc hài hoà với lợi ích của mọi người dân, mọi lực lượng xã hội, xóa bỏ thù hận, cùng nhau xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng. Chỉ có như vậy thì mới có thể đưa đất nước bước sang một giai đoạn mới, vận nước mới bền vững lâu dài.
d) Chủ đề của bài thơ: Bài thơ ca ngợi vận nước và nền thái bình vững bền của dân tộc sau chiến thắng oanh liệt trước kẻ thù xâm lược, chỉ ra phương sách để chấm dứt chiến tranh, đoàn kết dân tộc, gìn giữ nền hòa bình muôn thuở cho đất nước.
e) Hai bài thơ đều viết về đề tài yêu nước chống ngoại xâm và vạch ra phương sách xây dựng đất nước phồn vinh, hùng mạnh, mặc dù nội dung biểu hiện có sự khác nhau:
– Bài Quốc tộ được viết sau đại thắng quân Tống xâm lược trên sông Như Nguyệt nhằm đưa ra quyết sách khuyên nhà vua thực hiện chính sách cai trị “vô vi”, thực hiện đại đoàn kết dân tộc để xóa bỏ thù hận, cùng chung tay bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc, xây dựng đất nước hùng cường.
– Bài Phò giá về kinh ca ngợi những chiến công oanh liệt của quân dân ta trước quân Mông – Nguyên và khẳng định sự vững bền của xã tắc non sông, cũng như trách nhiệm phải bảo vệ sự bền vững đó.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
(Câu hỏi 1, SGK) Từ những thông tin về hoàn cảnh ra đời bài thơ Phò giá về kinh, hãy nêu hiểu biết của em về hào khí thời Trần.
Câu 3:
(Câu hỏi 1, SGK) Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày hoàn cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?
Câu 4:
(Câu hỏi 5, SGK) Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào? Vì sao bài thơ được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta?
Câu 5:
Nêu tác dụng một biện pháp nghệ thuật của thể thơ song thất lục bát được Nguyễn Khuyến sử dụng trong bài thơ khóc bạn.
Câu 6:
(Câu hỏi 3, SGK) Hãy phân tích để thấy được việc thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến trong hai dòng thơ đầu khi nghe tin bạn mất.
Câu 7:
(Bài tập 2, SGK) Tìm cách diễn đạt ở bên B phù hợp với mỗi loại tác phẩm ở bên A. Giải thích vì sao cách diễn đạt đó phù hợp.
A. Tác phẩm |
|
B. Được dịch hay phiên âm? |
a) Tác phẩm viết bằng chữ Hán |
|
1) được phiên âm ra chữ Quốc ngữ |
|
2) được dịch sang tiếng Việt |
|
b) Tác phẩm viết bằng chữ Nôm |
|
3) được dịch ra chữ Quốc ngữ |
về câu hỏi!