Câu hỏi:
31/08/2024 159Phân tích nỗi nhớ thương của Thuý Kiều trong tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14. Chỉ ra vai trò của lời độc thoại trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
– Tâm trạng của Thuý Kiều trong tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14:
+ Ở lầu Ngưng Bích, người đầu tiên mà Kiều nhớ đến sau những biến cố dữ dội trong đời là Kim Trọng, người tình mà nàng đã nặng lòng thề nguyền. Dẫu sao, với song thân thì Kiều đã phần nào thể hiện được sự đền ơn đáp nghĩa qua hành động bán mình để cứu cha và em, còn với Kim Trọng thì nàng vẫn luôn mang mặc cảm mắc nợ vì đã không đền đáp được ân tình của chàng, nhất là sau khi bị Mã Giám Sinh lừa và đưa vào lầu xanh của Tú Bà.
+ Tiếp đó là nỗi nhớ thương cha mẹ: Nguyễn Du đã vận dụng một loạt điển tích văn học để diễn tả nỗi mong chờ mòn mỏi của cha mẹ đối với người con gái chịu thiệt thòi, không biết đang lưu lạc và đau khổ nơi nao, qua đó thể hiện lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ.
Điều đó cho thấy Thuý Kiều là người chung thuỷ, sống tình nghĩa, luôn biết hi sinh cho người khác, trong khi nàng mới thực sự là người đáng thương nhất.
– Vai trò của lời độc thoại trong việc diễn tả tâm trạng Thuý Kiều:
+ Tám dòng thơ này chính là lời của Thuý Kiều, bởi đó là những lời xuất phát từ tâm can của nhân vật, khi nhớ lại những kỉ niệm với Kim Trọng và tưởng tượng ra cảnh chàng về tìm mình mà không gặp, tưởng tượng ra cảnh cha mẹ lo lắng cho mình, thương nhớ cha mẹ sẽ không có người chăm sóc. Những lời độc thoại của Thuý Kiều trong đoạn này đã diễn tả một cách sâu sắc thế giới nội tâm của người con gái lần đầu tiên xa nhà và rơi vào hoàn cảnh đầy trắc trở, đau thương.
+ Lời độc thoại là một trong những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong Truyện Kiều bên cạnh thủ pháp tả cảnh ngụ tình.
+ Độc thoại nội tâm rất gần với bút pháp miêu tả tâm lí trong văn học hiện đại. Nó bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật trữ tình, giúp cho việc miêu tả nhân vật một cách chân thật hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm các điển cố, điển tích (in đậm) được dùng trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) nêu ở bên A ứng với nguồn gốc và nghĩa ở bên B.
A. Điển cố, điển tích |
|
B. Nguồn gốc, nghĩa |
a) Sông Tương một dải nông sờ, / Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia. |
|
1) Điển cố, bắt nguồn từ một câu trong sách cổ bên Trung Quốc: Thương cung chi điểu kiến khúc mộc nhi cao phi... (Chim đã bị thương vì cung bắn, thấy cây cong cũng sợ phải bay cao). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này biểu thị sự cảnh giác, nỗi lo lắng của nàng Kiều sau những hoạn nạn đã trải qua. |
b) Dâng thư đã thẹn nàng Oanh, / Lại thua ả Lý bán mình hay sao? |
|
2) Điển tích, lấy ý từ một chuyện xưa bên Trung Quốc: Đời nhà Chu có ông Lão Lai đã 70 tuổi, hãy còn cha mẹ. Một hôm, ông mặc áo ngũ sắc ra sân múa, rồi giả ngã, khóc như trẻ con để làm vui cho cha mẹ. Câu thơ có điển tích này nói về nỗi nhớ thương của Thuý Kiều đối với cha mẹ. |
c) Sân Lai cách mấy nắng mưa, / Có khi gốc tử đã vừa người ôm? |
|
3) Điển cố, dẫn theo sách Tình sứ (Trung Quốc): Quân tại Tương giang đầu / Thiếp tại bát Tương giang vĩ / Tương tư bất tương kiến / Đồng ẩm Tương giang thuỷ. (Chàng ở đầu sông Tương / Thiếp ở cuối sông Tương / Nhớ nhau không thấy mặt / Cùng uống nước sông Tương.). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này miêu tả nỗi niềm tương tư của Kim Trọng sau khi gặp nàng Kiều. |
d) Thiếp như con én lạc đàn, / Phải cung, rày đã sợ làn cây cong! |
|
4) Điển tích, dẫn theo một chuyện trong Hán thư: Cha nàng Đề Oanh phạm tội nặng, nàng dâng thư lên vua xin chuộc tội cho cha. Vua cảm lòng hiếu thảo của nàng mà tha tội cho người cha. Câu thơ có điển tích này thể hiện sự hiếu nghĩa của Thuý Kiều khi quyết bán mình chuộc cha. |
Mẫu: a) - 3).
Câu 2:
(Câu hỏi 4, SGK) Hãy so sánh bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối, phân tích để thấy được mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích.
Câu 3:
Theo em, để thuyết phục người nghe ý kiến: “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói Nam Bộ qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.” thì cần tập trung làm rõ điểm nào?
Câu 4:
(Bài tập 2, SGK) Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:
a)
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
b)
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Câu 5:
(Câu hỏi 2, SGK) Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?
Câu 6:
(Câu hỏi 3, SGK) Lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả qua những hình ảnh nào trong tám dòng thơ tiếp theo (từ dòng 5 đến dòng 12)?
Câu 7:
Phần Đọc hiểu và phần Viết của Bài 2 có tác dụng như thế nào đối với phần thực hành nói và nghe ở bài học này?
về câu hỏi!