Câu hỏi:
31/08/2024 101(Câu hỏi 4, SGK) Hãy chỉ ra và phân tích một số nét đặc sắc nghệ thuật của truyện (hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm,...).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
– Các hình ảnh biểu tượng:
+Nhân vật ông lão là biểu tượng cho những nạn nhân bé nhỏ, vô tội của chiến tranh.
+ Những con chim bồ câu: có sự thay đổi tinh tế trong cách dùng từ ngữ của tác giả trong nguyên tác. Ở phần giữa văn bản, tác giả dùng từ Pigeon (nghĩa là chim bồ câu nhà, thường màu đen hoặc xám), ở phần cuối của tác phẩm, tác giả dùng từ Doves (bồ câu hoang dã trong tự nhiên, màu trắng, là biểu tượng của hoà bình). Chim bồ câu đã bay đi gợi liên tưởng: Trong một môi trường đạn pháo chiến tranh như vậy, biểu tượng hoà bình này không có chỗ đứng, nó buộc phải “bay” đi hoặc chấp nhận đối mặt với cái chết. Hoà bình đã bay mất, còn lại chỉ là chiến tranh và chết chóc.
+ Con mèo tự xoay xở được gợi liên tưởng đến những con người bé nhỏ, những người đàn ông, đàn bà, trẻ con, dân thường,... có thể tự xoay xở, tị nạn để thoát khỏi đạn pháo của chiến tranh.
+ Con dê xưa nay được xem là vật hiến tế, hi sinh, gợi liên tưởng đến số phận của ông lão và nhiều người dân vô tội khác đã hoặc sẽ bị nghiến nát bởi chiến tranh,..
- Truyện sử dụng ngôn ngữ đối thoại hầu như trong toàn bộ phần thứ hai. Người già, phụ nữ, trẻ em là những nạn nhân yếu thế nhất trong chiến tranh hay trong bất cứ những tình huống nghịch cảnh ngoài tầm kiểm soát. Họ không có “tiếng nói”, hiểu theo nghĩa họ rất bé nhỏ, chỉ là những hạt bụi, không ai quan tâm đến số phận, mong ước, nỗi niềm của họ. Nhưng cuộc đối thoại của người lính với ông lão bên chiếc cầu đã tạo cho nhân vật ông lão được cất lên “tiếng nói”, được nói ra những nỗi niềm đau đáu trong lòng của những người bé nhỏ như ông, và để nhắc nhở chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói ấy giữa những gầm gào của đạn pháo chiến tranh.
Ngôn ngữ đối thoại trong truyện cho phép nhân vật tự bộc lộ nhiều hơn là được kể lại bởi người kể chuyện, do đó để cho chi tiết tự nói lên nhiều hơn là được dẫn dắt bởi quan điểm, thái độ, “định hướng” của người kể chuyện. Điều này tạo ra sự hàm súc cho thông điệp nghệ thuật trong tác phẩm.
– Tác giả cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở những câu nói cuối cùng của ông lão trong tác phẩm. Hình thức bên ngoài là đối thoại nhưng chính người kể chuyện cho chúng ta biết lời nói buồn bã ấy không hướng tới anh ta mà hướng vào bản thân ông lão. Điều này cho thấy ông lão luôn đau đáu nỗi lo lắng dành cho những con vật nuôi của mình, kí ức, tình cảm và cuộc sống của ông dành trọn ở phía bờ kia của cây cầu – vùng Xan Các-lốt, quê hương của ông.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
(Câu hỏi 2, SGK) Nhân vật ông lão được khắc họa như thế nào trong văn bản? Em dự đoán điều gì sẽ đến với ông? Vì sao?
Câu 2:
(Câu hỏi 4, SGK) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện? Hãy nêu và làm rõ nhận xét của em về ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện.
Câu 3:
Hãy chỉ ra tác dụng của tình huống trong việc khắc hoạ nhân vật và chủ đề của tác phẩm.
Câu 5:
Người kể chuyện trong truyện ngắn Làng là ai?
A. Người kể chuyện ngôi thứ nhất – ông Hai
B. Người kể chuyện ngôi thứ nhất – bà Hai
C. Người kể chuyện ngôi thứ ba – bà chủ nhà
D. Người kể chuyện ngôi thứ ba giấu mặt
Câu 6:
(Câu hỏi 5, SGK) Phân tích nghệ thuật xây dựng cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc) và nghệ thuật miêu tả nhân vật (hành động, tâm lí, lời đối thoại,...) trong văn bản Chiếc lược ngà.
Câu 7:
Nhận xét về phẩm chất và tính cách của nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà.
về câu hỏi!