Câu hỏi:
31/08/2024 106(Câu hỏi 5, SGK) Thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào ở phần kết của văn bản (phần (5))? Từ cách viết của tác giả, em có thể học hỏi được điều gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thái độ nồng nhiệt, hào hứng bộc lộ qua giọng điệu giàu cảm xúc (những câu cảm thán, những cụm từ được lặp lại có ý nhấn mạnh: không có gì, chẳng có gì);
- Cách viết rất ấn tượng, phóng khoáng, gợi mở, sáng tạo với dụng ý nhấn mạnh khắc sâu vấn đề (tên văn bản được dùng làm câu kết); lời văn giàu hình ảnh nhưng vẫn rất lô gích, phù hợp với nội dung trình bày (khoa học tự do tung cánh bay cao, tầm nhìn càng rộng,...).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
(Bài tập 3, SGK) Tìm câu ghép trong các đoạn văn dưới đây. Cho biết vì sao không thể tách mỗi vế câu trong những câu ghép ấy thành một câu đơn.
a) Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường...
(Tô Hoài)
b) Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc. (Tạ Duy Anh)
c) Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, Mặt Trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. (Thi Sảnh)
d) Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Cả con bé cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa. (Nguyễn Quang Sáng)
Câu 2:
(Câu hỏi 6, SGK) Từ những vấn đề gợi ra trong văn bản, hãy liên hệ với thực tiễn để chỉ ra một số bất cập (hạn chế) về việc học của học sinh hiện nay. Để giải quyết những bất cập (hạn chế) đó, cần phải làm gì?
Câu 3:
Xếp những câu dưới đây vào nhóm phù hợp: câu đơn, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ. Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của các cụm chủ vị trong mỗi câu:
a) Mõ lại thúc, trống lại giục, tù và lại inh ỏi thổi lên. (Ngô Tất Tố)
b) Vì tên Dậu là thân nhân của hắn cho nên chúng con bắt phải nộp thay. (Ngô Tất Tố)
c) Từ bản tính rất dịu dàng, rất tận tâm. (Nam Cao)
d) Quần thể đền tháp Ăng-co dẫu không còn nguyên vẹn nhưng những gì được phát hiện và bảo tồn đến nay đã khiến cả thể giới ngưỡng mộ. (Theo Quỳnh Trang)
e) Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. (Kim Lân)
g) Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giãy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm hoặc sẽ chạy vụt đi. (Nguyễn Quang Sáng)
Câu 4:
(Bài tập 2, SGK) Tìm các kết từ dùng để nối các vế câu trong những câu ghép dưới đây. Chỉ ra mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế câu.
a) Vì tôi thắng lợn nên hai cậu chủ bé nhỏ của tôi yêu quý tôi lắm. (Tô Hoài)
b) Nếu Thạc hôm trước cũng ngạc nhiên như Huy chiều hôm nay thì tôi còn mất công phu tìm tòi nhiều hơn. (Thế Lữ)
c) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (Nguyễn Đình Thi)
d) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. (Ngô Tất Tố)
Câu 5:
Theo em, dàn ý của bài trình bày “Cần xác định mục đích học thế nào cho đúng?” được sắp xếp dưới đây đã phù hợp hay chưa? Nếu chưa, em hãy nêu ý kiến chỉnh sửa.
Mở đầu |
- Giới thiệu vấn đề trình bày: Chúng ta cần xác định mục đích học thế nào cho đúng. - Giới thiệu những nội dung chính sẽ trình bày: Mục đích học là gì? Vì sao phải xác định mục đích học? Mục đích học thế nào là đúng? Để đạt mục đích đó, người học phải học như thế nào? |
Nội dung chính |
- Mục đích học là điều mà mỗi người học nhằm đạt được: Học để làm gì? - Cần xác định mục đích học vì đó là căn cứ giúp người học đề ra các nhiệm vụ cụ thể để phấn đấu, xác định cách thức thực hiện cho phù hợp, hiệu quả. - Mục đích học đúng đắn là: Học phải đi đôi với hành, học để phát triển bản thân theo hướng tích cực và trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội. - Để đạt được mục đích đó người học phải tự giác, tích cực, chủ động trong học tập; phải chú trọng hiệu quả của việc học, không chạy theo thành tích, điểm số.... - Là học sinh, trước hết phải chăm chỉ đến trường, làm bài tập ở nhà đầy đủ, thực hiện tốt các nội quy, quy định chung. |
Kết thúc |
- Khẳng định lại ý kiến: Cần xác định đúng mục đích học: Học để hiểu biết, để làm việc, để sống có ích. |
Câu 6:
Xác định luận đề, luận điểm của văn bản Bàn về đọc sách bằng cách hoàn thiện thông tin trong sơ đồ sau:
về câu hỏi!