Câu hỏi:
04/09/2024 137Đọc đoạn trích sau (trích Đình công và nổi dậy – Vi Huyền Đắc) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tiếng ở dưới đường (Lại ồn ào hơn trước) – Anh em ơi! Ông ấy gọi lính về để bắn chết anh em... Bắn thì bắn... không sợ... Có giỏi cứ bắn chết cả đi xem nào... Anh em ơi! Đừng đợi lính đến, phá, phá cái nhà này đi cho ông... Phá... đốt... phá!
Rồi ở trong những tiếng ồn ào bỗng có tiếng nổ to hơn. Dứt tiếng nổ thì thấy ông Chung giơ tay phải bưng lấy trán, còn tay trái, ông vịn vào vai bà Ba. Bà nhìn lên thấy máu ở trán ông chảy ròng ròng xuống tay ông thì kêu rú lên.
Bà Ba – Ối giời ơi, nó bắn chết chồng tôi rồi... (Bà vừa kêu vừa khóc, vừa dìu ông, đỡ ông ngồi xuống ghế. Ông vừa ngồi xuống ghế xong thì xoài tay ra, gục đầu xuống bàn, bất tỉnh nhân sự. Bà cuống quýt, rờ vào chỗ vết thương, ngước mắt nhìn quanh quẩn để cầu cứu, nhưng không thấy ai. Bà lại lay ông) Ông ơi! Ông ơi! Ông ơi! Ới ông ơi! (Ông nấc lên một cái rồi xoài hẳn người ra, một tay buông thõng xuống. Bà ôm chặt lấy ông, mặt ngơ ngác như hoá điên) Ới giời ơi! Giời đất ơi! Chồng tôi chết rồi! Có ai cứu chúng tôi... Ới giời ơi! (Bà rờ trán ông, rồi lại rờ tay ông. Bà chạy đi, chạy lại, rồi lại đứng dừng lại, ngẫm nghĩ một lát. Sau vụt đến bên ông, thò tay móc túi ông, túi bên phải, túi bên trái, rồi bà rút ra một chùm chìa khoá. Bà đi ra tủ két tìm chìa khoá cho vào lỗ khoa. Ngay lúc bấy giờ, cái cửa kính phía tay phải bỗng bật tung ra, kính vỡ rơi loảng xoảng. Bà giật mình, dừng tay nhìn ra. Một người đàn ông bận đồ Tây nhảy xuống sàn. Người ấy đứng nhìn các phía rồi chạy xông lại phía tủ két. Bà Ba hình như đã nhìn rõ người đàn ông nên kêu rú lên) Cả Bích! Mày... (thì vừa bị người đàn ông nhảy xổ vào giơ hai tay bóp cổ. [...] Cả Bích, vì chính người đàn ông ấy là cả Bích, đẩy bà Ba ngã ra đấy, rồi ra tủ két mở tủ. Cả Bích vừa xoay cái chìa thì có tiếng rầm rộ ở buồng kế toán. Cửa bị phá tung ra. Kẻ xẻng, người cuốc, kẻ dao, người gây ùa vào). [...]
Màn hạ thật nhanh.”
a) Nhận biết và dẫn ra ví dụ cụ thể của các yếu tố: tên nhân vật, lời nhân vật, chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích trên.
b) Điều gì khiến người đọc bất ngờ khi đọc đoạn trích trên? Dẫn ra chi tiết mà em thấy bất ngờ nhất.
c) Trong đoạn trích trên, vì sao tác giả chủ yếu sử dụng các chỉ dẫn sân khấu?
d) Em hãy hình dung về kết cục của câu chuyện gia đình Trần Thiết Chung.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Trong đoạn trích có tất cả các yếu tố: nhân vật, lời nhân vật và chỉ dẫn sân khấu.
- Tên nhân vật, ví dụ: Bà Ba.
- Lời nhân vật, ví dụ: “Ối giời ơi, nó bắn chết chồng tôi rồi...”.
- Chỉ dẫn sân khấu, ví dụ: Bà vừa kêu vừa khóc, vừa dìu ông, đỡ ông ngồi xuống ghế. Ông vừa ngồi xuống ghế xong thì xoài tay ra, gục đầu xuống bàn, bất tỉnh nhân sự.
b) Người đọc bất ngờ khi đọc đoạn trích trên vì diễn biến câu chuyện quá nhanh, mâu thuẫn căng thẳng giữa các nhân vật bị đẩy lên đỉnh điểm,... Chi tiết bất nhất là; lúc hỗn loạn ấy, nhân vật Cả Bích (con trai cả của Trần Thiết Chung) xuất hiện: nhảy xổ vào giơ hai tay bóp cổ bà Ba, đẩy bà Ba ngã ra đấy, rồi ra tủ két mở tủ để lấy tiền...
c) Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng các chỉ dẫn sân khấu vì dùng lời thoại không thể tái hiện được bối cảnh và hành động của nhân vật trong tình huống rất hỗn loạn, căng thẳng mà phải thông qua các chỉ dẫn sân khấu.
d) Kết cục của câu chuyện gia đình Trần Thiết Chung: Gia đình ông bị nhân dân lao động đánh trả lại hết những thiệt thòi, khổ cực mà gia đình ông Chung đã bóc lột.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
SAO SÁNG LẤP LÁNH
Đó là năm 1972.
Tiểu đội trinh sát của tôi được bổ sung một lính mới, rất trẻ, vừa tròn mười tám tuổi. Cậu ta tên là Minh, người Hà Nội. Tuổi trẻ mà, chúng tôi quý nhau ngay như anh em ruột thịt. Một đêm mưa rừng, cánh lính trẻ chúng tôi mắc võng năm tán gẫu... Tôi lấy tấm hình vợ chưa cưới của mình ra cho đồng đội xem. Đến lượt Minh, cậu ta cầm tấm ảnh trên tay bỗng cười cười cất tiếng:
– Vợ chưa cưới của tiểu đội trưởng rất đẹp... Nhưng chưa đẹp bằng người yêu của em.
Cả tiểu đội nhao nhao:
Ảnh đâu?... Đưa ra đây xem nào!
Minh gãi đầu buồn bã:
– Các vị quên à?... Trước khi đi B, cấp trên chẳng thu hết các giấy tờ, tấm ảnh của người thân rồi còn gì.
– Sao mày không cố giấu lấy tấm hình của người yêu?
– Ngày đó không biết, nghe lời cấp trên mới ngốc chứ!
– Người yêu làm nghề gì?
– Học sinh trường múa Việt Nam.
– Trời!
Tất cả trầm trồ xuýt xoa. Bởi chắc chắn rằng học sinh trường múa phải đẹp hớp hồn. Có tiếng nói lại vang lên:
– Tên là gì?
– Tên là Hạnh.
– Làm quen... và yêu như thế nào, kể cho bọn tao nghe đi.
Minh lại cười cười:
– Ờ thì kể. Nhưng cấm mọi người được cười đấy.
Rồi cậu ta nhìn vào ngọn lửa bập bùng cất tiếng nói:
“Hồi còn đóng quân ở gần Hà Nội, có một hôm, tớ được tranh thủ về thăm nhà. Bước chân lên chuyến xe buýt Cầu Giấy – Bờ Hồ, tớ vô tình đứng sau một cô gái mặc áo hoa. Tò mò muốn xem cô có đẹp không, nên tớ cố len lên. Chưa kịp nhìn đã va phải cô ấy. Cô gái lườm rồi đứng tránh ra. Tớ ngượng quá, ấp úng:
– Xin lỗi!... Tôi không có tiền mua vé. Bạn có thể mua giùm tôi được không?
Cô gái nhìn nghi ngờ. Anh bán vé tiến lại. Cô lấy tiền mua hai chiếc vé. Rồi đưa cho tớ một chiếc nhưng không nói một lời. Tớ vẫn đứng như trời trồng, thỉnh thoảng lại nhìn trộm... Một cô gái mắt to và sáng lấp lánh như sao. Xe đỗ cạnh Bờ Hồ.
Cô gái bước xuống. Không hiểu sao tớ cũng bị bước theo như sắt gặp nam châm. Tớ đi sau cô khoảng mười lăm bước chân. Cô gái rẽ trái, tớ cũng rẽ trái. Cô rẽ phải tớ cũng rẽ phải. Bỗng cô gái quay lại, cất tiếng:
– Anh bộ đội... Tại sao anh lại đi theo em?
Tớ cười, gãi đầu, ấp úng:
− Tôi... tôi... muốn biết nhà... để trả tiền.
Cô gái cười giòn:
– Không... không phải trả tiền đâu.
Rồi cô chạy vụt vào sau một cái cổng sắt. Mặt tớ đỏ bừng, bước đi như người say rượu.
Chiều hôm sau, tớ quay lại để trả tiền vé xe buýt. Gặp cô gái, tớ liều lĩnh mời cô đi xem phim. Cô đã nhận lời... Và chúng tớ yêu nhau.”.
Đêm đó, khi cơn mưa rừng vừa tạnh, những người lính chúng tôi cứ nhìn những vì sao lấp lánh trên bầu trời... mà không ngủ được.
Sáu tháng sau, một đêm tháng Mười, tôi và Minh được phái đi trinh sát cảng Cửa Việt. Sau ba tiếng đồng hồ tiếp cận mục tiêu, hai đứa rút ra ngoài. Ba giờ sáng, chúng tôi cố gắng băng ngang qua những đồi cát trắng mênh mông để trở về căn cứ. Bỗng một loạt pháo dàn từ biển bắn vào. Tôi bò xoài lăn mình trên cát để tránh. Sau loạt đạn, tôi chồm dậy cất tiếng gọi. Không có tiếng trả lời. Tôi vùng dậy chạy ngay đến chỗ Minh. Cậu ta nằm úp sấp. Một mảnh pháo đã cắm vào ổ bụng. Máu trào qua lớp áo. Tôi băng bó rồi cõng Minh đi thật nhanh. Máu từ vết thương trào ra thấm ướt lưng tôi rồi nhều xuống cát trắng. Bỗng Minh tỉnh lại, thều thào:
– Anh!... Để em xuống đi... Em không sống được nữa đâu.
Tôi khẽ đặt Minh nằm xuống đồi cát. Minh nhìn tôi, giọng đứt đoạn:
– Anh chôn em tại đây... Cố về đơn vị nhanh kẻo trời sáng.
Gió biển thổi vù vù. Người Minh lạnh toát. Tôi nắm lấy tay Minh, cuống cuồng:
_ Thế ... Thế... Em có nhắn gì cho Hạnh?
Minh cố cười:
– Chuyện... chuyện đó em tưởng tượng đấy! Em chưa được cô gái nào yêu cả. Cũng tại em mồ côi cha mẹ nên không còn người thân nào hết...
Nước mắt tôi trào ra. Bỗng Minh lại lên tiếng:
– Em có một lá thư... ở trong túi áo ngực. Bao giờ hoà bình, anh đem bỏ vào thùng thư hộ em...
Một cơn gió thổi đến. Người đồng đội của tôi theo gió ra đi. Tôi sờ túi áo ngực của Minh, thấy một mảnh giấy gấp làm tư. Tôi vội vã bấm đèn pin để đọc. Trong tờ giấy chỉ có mỗi một dòng chữ liêu xiêu: “Hạnh ơi!... Anh cô đơn lắm...”. Và kí tên.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi theo đoàn quân ào ạt tiến về giải phóng Sài Gòn. Năm giờ chiều, thành phố tràn ngập cờ hoa. Tôi thẫn thờ ra chợ mua một cái phong bì. Rồi bỏ lá thư bị vương máu vào trong. Bên ngoài bì thư tôi viết: Gửi Hạnh – Học sinh trường múa Việt Nam – Khu Cầu Giấy, Hà Nội.
Những người lính trong tiểu đội của tôi tin rằng... lá thư đó đã đến tay cô gái có đôi mắt như vì sao sáng lấp lánh.
(Nguyễn Thị Ấm, tailieu.vn)
a) Tóm tắt nội dung chính của truyện Sao sáng lấp lánh.
b) Chi tiết nào tạo nên sự bất ngờ nhất trong truyện ngắn Sao sáng lấp lánh?
c) Nhan đề Sao sáng lấp lánh liên quan đến nội dung truyện như thế nào?
d) Em có suy nghĩ gì về nhân vật Minh trong truyện ngắn trên?
Câu 2:
Dựa vào nội dung giới thiệu kịch Kim tiền ở mục 1. Chuẩn bị (SGK, trang 93), hãy nêu đặc điểm của thể loại bi kịch thể hiện qua nội dung của vở kịch này.
Câu 3:
Dẫn ra một số chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích và phân tích tác dụng của các chỉ dẫn đó.
Câu 4:
(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích sự chuyển biến tâm lí của nhân vật “tôi” trước và sau cái chết của K; từ đó, nhận xét về tính cách nhân vật “tôi”.
Câu 5:
Nêu các điểm cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm kịch
Câu 6:
(Câu hỏi 5, SGK) Đặc điểm bi kịch (đề tài, cốt truyện, nhân vật và kiểu xung đột) thể hiện qua đoạn trích Sống, hay không sống? như thế nào?
Câu 7:
(Bài tập 4, SGK) Tìm các từ ghép Hán Việt trong những câu dưới đây, chỉ ra nghĩa của mỗi từ ghép Hán Việt tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên chúng.
a)
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa, đền nghì trúc mai.
(Nguyễn Du)
b) Khi nhận được đường chuyền của thằng Phước, tôi lướt xuống sút vào gôn đội nó một quả tuyệt đẹp thì nó la toáng lên bảo tôi việt vị. (Nguyễn Nhật Ánh)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!