Giải SBT Ngữ Văn 9 Cánh diều Bài 9. Bi kịch và truyện có đáp án

11 người thi tuần này 4.6 93 lượt thi 28 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 7:

Đoạn trích sau đây (trích kịch Ham-lét của Sếch-xpia) kể về chuyện cha Ham-lét (hồn ma) hiện về, báo cho chàng biết ông đã bị hãm hại thế nào. Em hãy đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

HỒI I, CẢNH 5

Ở một phía khác trên sân thượng.

Hồn ma và Ham-lét ra.

HAM-LÉT – Hồn định đưa tôi đi đâu? Nói đi, tôi không đi xa hơn nữa đâu.

HỒN MA (ngoảnh lại) — Hãy nghe ta.

HAM-LÉT – Tôi xin lắng nghe.

HỒN MA – Sắp đến lúc ta phải trở về nộp mình cho ngọn lửa lưu hoàng thiêu đốt ta đây.

HAM-LÉT – Trời ơi, tội nghiệp hồn quá!

HỒN MA – Chẳng cần phải thương hại ta làm gì, hãy lắng nghe những lời ta sắp phát giác đây.

HAM-LÉT – Xin cứ nói, tôi sẵn sàng nghe.

HỒN MA – Con hãy sẵn sàng trả thù cho ta, khi nghe xong lời ta nói. HAM-LÉT – Sao?

HỒN MA – Ta là hồn cha con, còn bị đoạ đày trong ít lâu nữa, đêm đêm phải đi lang thang, ngày ngày bị bỏ đói, giam mình trong lửa, cho đến khi lửa kia thiêu sạch hết những tội ác nhơ bẩn đã phạm phải khi còn sống trên cõi trần. Phải chi ta không bị cấm tiết lộ những điều bí ẩn nơi địa ngục giam cầm ta, thì ta sẽ kể cho con nghe ch một câu chuyện dị kì mà mỗi tiếng sẽ vò xé tan nát tâm hồn con, làm cho bầu máu để nóng thanh xuân phải đông giá, làm cho hai mắt con bật ra khỏi tròng như hai ngôi trị sao lạc khỏi vòng quỹ đạo, mái tóc kết chặt của con sẽ rã rời tơi tả, tóc gáy con sẽ dựng đứng lên như lông dím lúc sợ hãi. Nhưng những điều bí mật ở cõi vô cùng vô tận kia không thể kể cho người trần mắt thịt nghe được. Hãy nghe ta, hãy nghe ta, ôi hãy nghe ta nếu con vẫn thương yêu người cha thiết cốt của con.

HAM-LÉT – Ôi trời!

HỒN MA – Hãy trả thù cho cha con, chết vì một vụ ám sát bất chính nhất.

HAM-LÉT – Ám sát!

HỒN MA – Ám sát kinh tởm. Vụ ám sát nào mà chả kinh tởm, nhưng vụ này là một vụ kinh tởm nhất, nham hiểm nhất và trái đạo trời nhất.

HAM-LÉT – Xin mau mau cho con biết chuyện để con bay ngay đi trả thù với cặp cánh nhanh tựa tư tưởng hay những ý nghĩ yêu đương.

HỒN MA – Ta biết là con đã sẵn sàng. Trừ phi vô tình, lãnh đạm như cỏ dại phì nhiêu tự huỷ nát trên bờ sông Lê Thê thì mới không xúc động khi nghe những lời ta sắp nói. Ham-lét con ơi, người ta đã phao đồn lên rằng cha đang nằm nghỉ trong vườn thượng uyển thì bị rắn độc cắn. Thế là khắp đất nước Đan Mạch này đều bị lừa một cách trắng trợn mà cả tin lời thêu dệt đó. Nhưng con ơi, con trai cao quý của ta, con nên biết rằng con rắn độc đã châm nọc cướp mất đời cha con, hiện đang đội vương miện của người đó.

HAM-LÉT – Ôi tâm hồn tiên tri của ta! Chú ruột ta!

HỒN MA – Chính nó, chính thằng súc sinh loạn luân, gian dâm ấy đã đem tài cám dỗ, đem những tặng vật lừa dối – ôi, tài độc ác và tặng vật ghê gớm đã quyến rũ lòng người! - để lôi cuốn vào vòng dâm ô bỉ ổi hoàng hậu của ta, người mà xưa kia ai cũng tưởng là đức hạnh nhất trần đời. Ham-lét ơi, thật là sa đoạ. Mẹ con bỏ ta trong khi ta vẫn đường đường chính chính thương yêu mẹ con thuỷ chung như lời thế ngày hôn lễ, để ngả vào tay thăng khốn nạn ấy, bẩm sinh tài đức vốn chẳng thể sánh nổi với ta. Song niềm đức hạnh thì dù sự bất chính có khoác áo thần tiên mà ve vãn cũng không thể lay chuyển nổi, còn thói dâm ô thì dù có tắm trong ánh sáng huy hoàng của long sàng cũng chỉ có thể thoả mãn trong ô uế mà thôi. Nhưng này khoan, ta đã cảm thấy khí lạnh ban mai. Để ta kể vắn tắt con nghe: Hôm ấy, theo lệ thường, ta ra ngủ trưa ngoài vườn thượng uyển, lòng bình thản không chút hồ nghi, thì chú con chợt đến lén cầm một cái lọ đựng nhựa độc, và đổ chất độc ghê gớm vào tai ta. Chất nhựa ấy rất kị máu người, thấm vào máu là lập tức truyền đi ngay như thuỷ ngân vào khắp các ngõ ngách trong cơ thể, làm cho máu một người lành mạnh cường tráng đến đâu cũng phải đông đặc lại, như một giọt cường toan rỏ vào sữa; đúng là ta bị như thế đấy. Chỉ một khắc sau, khắp người ta đang lành lặn là thế mà loang lỗ sần sùi cả lên, kinh tởm như người mắc bệnh hủi; đấy, trong giấc ngủ, ta bị tay thằng em cướp mất cả đời sống, ngai vàng lẫn cả hoàng hậu nữa. Nó cắt đứt đời ta, không cho ta kịp ăn năn, kịp rửa tội, kịp xức dầu thánh, khiến ta lên trình diện trước mặt Chúa còn mang theo tất cả tội lỗi của ta ở chốn dương gian. Ôi! Ghê gớm! Ôi ghê gớm! Ghê gớm quá chừng! Nếu con còn có chí khí nam nhi thì đừng cúi đầu cam chịu để cho long sàng của hoàng đế Đan Mạch biến thành nơi dâm bốn của kẻ loạn luân. Thật trăm nghìn lần đáng nguyền rủa! Nhưng dù phải trả thù bằng cách nào, con cũng chớ làm nhơ bẩn tâm hồn con, đừng suy tính một sự trừng phạt nào đối với mẹ con, hãy phó mặc nó cho trời, cứ để cho chông gai cấu xé cõi lòng nó. Thôi ta phải vĩnh biệt con ngay. Đom đóm đang tắt dần ánh lửa yếu ớt, báo hiệu bình minh sắp đến kia rồi. Vĩnh biệt! Thôi vĩnh biệt! Vĩnh biệt con! Hãy nhớ đến cha!

Hồn ma vào.

HAM-LÉT - Ôi! Hỡi chư vị thánh thần trên đời! Hỡi đất! Còn gì nữa? Tôi còn phải kêu gào địa ngục nữa chăng? Chao ôi! Lòng ta ơi, hãy cố nén lại, gân cốt ta ơi, đừng có yếu chùng đi trong giây phút, hãy cứng rắn lên mà giúp cho ta đứng vững. Nhớ đến cha ư? Ôi, hỡi hồn thiêng đáng thương, khi trí nhớ còn có một địa vị trên cõi thế điên cuồng này; nhớ đến cha ư? Vâng, từ nay con sẽ xin xoá bỏ khỏi trí nhớ của con mọi kí ức tạp nham, mọi châm ngôn sách vở, mọi hình thái, mọi ấn tượng dĩ vãng mà tuổi thơ và trí quan sát của con đã ghi chép tận tường; chỉ còn lời dặn dò của cha, con xin khắc sâu vào cuốn sách của khối óc con, không để cho lẫn lộn với những việc tầm thường vô nghĩa khác. Thế đấy. Trời hỡi! Người đàn bà thâm độc đến thế là cùng! Ôi! Thằng đểu cáng, thằng đểu cáng tươi cười, thằng đểu cáng trời tru đất diệt! Bản cáo của ta đâu, cho ta ghi vào mấy dòng này: Một thằng đểu có thể tươi cười, tươi cười thơn thớt, nhưng cũng vẫn cứ là thằng đểu. Ít nhất, đó cũng là điều chắc chắn đã xảy ra trên đất nước Đan Mạch này. (Ham-lét viết) Ông chú ơi thế là tên ông đã được ghi rồi. Giờ thì đến câu khẩu niệm: “Vĩnh biệt, vĩnh biệt con hãy nhớ đến cha!”. Ta đã thề rồi đấy. [...]

(Trích Ham-lét, Đào Anh Kha – Bùi Ý – Bùi Phụng dịch,

in trong Tuyển tập tác phẩm Uy-li-am Sếch-xpia,

NXB Sân khấu và Trung tâm văn hoá Đông Tây, 2006)

a) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

b) Theo đoạn trích, cha Ham-lét đã bị em trai mình hãm hại như thế nào?

c) Tính chất bi kịch của đoạn trích được thể hiện như thế nào?

d) Đoạn trích này làm rõ thêm nội dung gì cho văn bản Sống, hay không sống đã học ở Bài 9?


Câu 13:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

SAO SÁNG LẤP LÁNH

Đó là năm 1972.

Tiểu đội trinh sát của tôi được bổ sung một lính mới, rất trẻ, vừa tròn mười tám tuổi. Cậu ta tên là Minh, người Hà Nội. Tuổi trẻ mà, chúng tôi quý nhau ngay như anh em ruột thịt. Một đêm mưa rừng, cánh lính trẻ chúng tôi mắc võng năm tán gẫu... Tôi lấy tấm hình vợ chưa cưới của mình ra cho đồng đội xem. Đến lượt Minh, cậu ta cầm tấm ảnh trên tay bỗng cười cười cất tiếng:

– Vợ chưa cưới của tiểu đội trưởng rất đẹp... Nhưng chưa đẹp bằng người yêu của em.

Cả tiểu đội nhao nhao:

Ảnh đâu?... Đưa ra đây xem nào!

Minh gãi đầu buồn bã:

– Các vị quên à?... Trước khi đi B, cấp trên chẳng thu hết các giấy tờ, tấm ảnh của người thân rồi còn gì.

– Sao mày không cố giấu lấy tấm hình của người yêu?

– Ngày đó không biết, nghe lời cấp trên mới ngốc chứ!

– Người yêu làm nghề gì?

– Học sinh trường múa Việt Nam.

– Trời!

Tất cả trầm trồ xuýt xoa. Bởi chắc chắn rằng học sinh trường múa phải đẹp hớp hồn. Có tiếng nói lại vang lên:

– Tên là gì?

– Tên là Hạnh.

– Làm quen... và yêu như thế nào, kể cho bọn tao nghe đi.

Minh lại cười cười:

– Ờ thì kể. Nhưng cấm mọi người được cười đấy.

Rồi cậu ta nhìn vào ngọn lửa bập bùng cất tiếng nói:

“Hồi còn đóng quân ở gần Hà Nội, có một hôm, tớ được tranh thủ về thăm nhà. Bước chân lên chuyến xe buýt Cầu Giấy – Bờ Hồ, tớ vô tình đứng sau một cô gái mặc áo hoa. Tò mò muốn xem cô có đẹp không, nên tớ cố len lên. Chưa kịp nhìn đã va phải cô ấy. Cô gái lườm rồi đứng tránh ra. Tớ ngượng quá, ấp úng:

– Xin lỗi!... Tôi không có tiền mua vé. Bạn có thể mua giùm tôi được không?

Cô gái nhìn nghi ngờ. Anh bán vé tiến lại. Cô lấy tiền mua hai chiếc vé. Rồi đưa cho tớ một chiếc nhưng không nói một lời. Tớ vẫn đứng như trời trồng, thỉnh thoảng lại nhìn trộm... Một cô gái mắt to và sáng lấp lánh như sao. Xe đỗ cạnh Bờ Hồ.

Cô gái bước xuống. Không hiểu sao tớ cũng bị bước theo như sắt gặp nam châm. Tớ đi sau cô khoảng mười lăm bước chân. Cô gái rẽ trái, tớ cũng rẽ trái. Cô rẽ phải tớ cũng rẽ phải. Bỗng cô gái quay lại, cất tiếng:

– Anh bộ đội... Tại sao anh lại đi theo em?

Tớ cười, gãi đầu, ấp úng:

− Tôi... tôi... muốn biết nhà... để trả tiền.

Cô gái cười giòn:

– Không... không phải trả tiền đâu.

Rồi cô chạy vụt vào sau một cái cổng sắt. Mặt tớ đỏ bừng, bước đi như người say rượu.

Chiều hôm sau, tớ quay lại để trả tiền vé xe buýt. Gặp cô gái, tớ liều lĩnh mời cô đi xem phim. Cô đã nhận lời... Và chúng tớ yêu nhau.”.

Đêm đó, khi cơn mưa rừng vừa tạnh, những người lính chúng tôi cứ nhìn những vì sao lấp lánh trên bầu trời... mà không ngủ được.

Sáu tháng sau, một đêm tháng Mười, tôi và Minh được phái đi trinh sát cảng Cửa Việt. Sau ba tiếng đồng hồ tiếp cận mục tiêu, hai đứa rút ra ngoài. Ba giờ sáng, chúng tôi cố gắng băng ngang qua những đồi cát trắng mênh mông để trở về căn cứ. Bỗng một loạt pháo dàn từ biển bắn vào. Tôi bò xoài lăn mình trên cát để tránh. Sau loạt đạn, tôi chồm dậy cất tiếng gọi. Không có tiếng trả lời. Tôi vùng dậy chạy ngay đến chỗ Minh. Cậu ta nằm úp sấp. Một mảnh pháo đã cắm vào ổ bụng. Máu trào qua lớp áo. Tôi băng bó rồi cõng Minh đi thật nhanh. Máu từ vết thương trào ra thấm ướt lưng tôi rồi nhều xuống cát trắng. Bỗng Minh tỉnh lại, thều thào:

– Anh!... Để em xuống đi... Em không sống được nữa đâu.

Tôi khẽ đặt Minh nằm xuống đồi cát. Minh nhìn tôi, giọng đứt đoạn:

– Anh chôn em tại đây... Cố về đơn vị nhanh kẻo trời sáng.

Gió biển thổi vù vù. Người Minh lạnh toát. Tôi nắm lấy tay Minh, cuống cuồng:

_ Thế ... Thế... Em có nhắn gì cho Hạnh?

Minh cố cười:

– Chuyện... chuyện đó em tưởng tượng đấy! Em chưa được cô gái nào yêu cả. Cũng tại em mồ côi cha mẹ nên không còn người thân nào hết...

Nước mắt tôi trào ra. Bỗng Minh lại lên tiếng:

– Em có một lá thư... ở trong túi áo ngực. Bao giờ hoà bình, anh đem bỏ vào thùng thư hộ em...

Một cơn gió thổi đến. Người đồng đội của tôi theo gió ra đi. Tôi sờ túi áo ngực của Minh, thấy một mảnh giấy gấp làm tư. Tôi vội vã bấm đèn pin để đọc. Trong tờ giấy chỉ có mỗi một dòng chữ liêu xiêu: “Hạnh ơi!... Anh cô đơn lắm...”. Và kí tên.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi theo đoàn quân ào ạt tiến về giải phóng Sài Gòn. Năm giờ chiều, thành phố tràn ngập cờ hoa. Tôi thẫn thờ ra chợ mua một cái phong bì. Rồi bỏ lá thư bị vương máu vào trong. Bên ngoài bì thư tôi viết: Gửi Hạnh – Học sinh trường múa Việt Nam – Khu Cầu Giấy, Hà Nội.

Những người lính trong tiểu đội của tôi tin rằng... lá thư đó đã đến tay cô gái có đôi mắt như vì sao sáng lấp lánh.

(Nguyễn Thị Ấm, tailieu.vn)

a) Tóm tắt nội dung chính của truyện Sao sáng lấp lánh.

b) Chi tiết nào tạo nên sự bất ngờ nhất trong truyện ngắn Sao sáng lấp lánh?

c) Nhan đề Sao sáng lấp lánh liên quan đến nội dung truyện như thế nào?

d) Em có suy nghĩ gì về nhân vật Minh trong truyện ngắn trên?


Câu 19:

Đọc đoạn trích sau (trích Đình công và nổi dậy – Vi Huyền Đắc) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tiếng ở dưới đường (Lại ồn ào hơn trước) – Anh em ơi! Ông ấy gọi lính về để bắn chết anh em... Bắn thì bắn... không sợ... Có giỏi cứ bắn chết cả đi xem nào... Anh em ơi! Đừng đợi lính đến, phá, phá cái nhà này đi cho ông... Phá... đốt... phá!

Rồi ở trong những tiếng ồn ào bỗng có tiếng nổ to hơn. Dứt tiếng nổ thì thấy ông Chung giơ tay phải bưng lấy trán, còn tay trái, ông vịn vào vai bà Ba. Bà nhìn lên thấy máu ở trán ông chảy ròng ròng xuống tay ông thì kêu rú lên.

Bà Ba – Ối giời ơi, nó bắn chết chồng tôi rồi... (Bà vừa kêu vừa khóc, vừa dìu ông, đỡ ông ngồi xuống ghế. Ông vừa ngồi xuống ghế xong thì xoài tay ra, gục đầu xuống bàn, bất tỉnh nhân sự. Bà cuống quýt, rờ vào chỗ vết thương, ngước mắt nhìn quanh quẩn để cầu cứu, nhưng không thấy ai. Bà lại lay ông) Ông ơi! Ông ơi! Ông ơi! Ới ông ơi! (Ông nấc lên một cái rồi xoài hẳn người ra, một tay buông thõng xuống. Bà ôm chặt lấy ông, mặt ngơ ngác như hoá điên) Ới giời ơi! Giời đất ơi! Chồng tôi chết rồi! Có ai cứu chúng tôi... Ới giời ơi! (Bà rờ trán ông, rồi lại rờ tay ông. Bà chạy đi, chạy lại, rồi lại đứng dừng lại, ngẫm nghĩ một lát. Sau vụt đến bên ông, thò tay móc túi ông, túi bên phải, túi bên trái, rồi bà rút ra một chùm chìa khoá. Bà đi ra tủ két tìm chìa khoá cho vào lỗ khoa. Ngay lúc bấy giờ, cái cửa kính phía tay phải bỗng bật tung ra, kính vỡ rơi loảng xoảng. Bà giật mình, dừng tay nhìn ra. Một người đàn ông bận đồ Tây nhảy xuống sàn. Người ấy đứng nhìn các phía rồi chạy xông lại phía tủ két. Bà Ba hình như đã nhìn rõ người đàn ông nên kêu rú lên) Cả Bích! Mày... (thì vừa bị người đàn ông nhảy xổ vào giơ hai tay bóp cổ. [...] Cả Bích, vì chính người đàn ông ấy là cả Bích, đẩy bà Ba ngã ra đấy, rồi ra tủ két mở tủ. Cả Bích vừa xoay cái chìa thì có tiếng rầm rộ ở buồng kế toán. Cửa bị phá tung ra. Kẻ xẻng, người cuốc, kẻ dao, người gây ùa vào). [...]

Màn hạ thật nhanh.”

a) Nhận biết và dẫn ra ví dụ cụ thể của các yếu tố: tên nhân vật, lời nhân vật, chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích trên.

b) Điều gì khiến người đọc bất ngờ khi đọc đoạn trích trên? Dẫn ra chi tiết mà em thấy bất ngờ nhất.

c) Trong đoạn trích trên, vì sao tác giả chủ yếu sử dụng các chỉ dẫn sân khấu?

d) Em hãy hình dung về kết cục của câu chuyện gia đình Trần Thiết Chung.


4.6

19 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%