Câu hỏi:
06/09/2024 1,545Chỉ ra những khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng của nhân vật trong trường hợp sau:
Trường hợp:
Trang tính toán và lên kế hoạch cho các khoản thu chi trong năm nay. Mỗi tháng, mẹ cho Trang 200 000 đồng để ăn sáng và tiêu vặt. Thu nhập từ việc cộng tác bán hàng trên mạng mỗi tháng được thêm 200 000 đồng. Cuối năm học, ông bà và bố mẹ thưởng cho Trang 500 000 đồng vì có thành tích tốt trong học tập. Trang định dành 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu như ăn sáng, uống nước; 10% cho việc mua quà sinh nhật, quà tặng; 5% để làm từ thiện; 5% chi cho sở thích cá nhân như đi chơi hoặc đi xem phim với bạn bè,…; còn lại 20% Trang để dành tiết kiệm.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Khoản thu:
+ Mẹ cho tiền ăn sáng và tiêu vặt: 200 000 đồng.
+ Thu nhập từ cộng tác bán hàng: 200 000 đồng.
+ Thưởng: 500 000 đồng.
- Khoản chi:
+ Nhu cầu thiết yếu: 60%
+ Sở thích cá nhân: 5%.
- Khoản tiết kiệm: 20%
- Khoản cho: 5%
- Khoản tặng: 10%
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lý có tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng, cho các nhân vật trong mỗi tình huống sau:
- Tình huống 1:
Làng của Ngân làm gốm nên những ngày đi học về sớm Ngân thường dành 1 giờ để phụ bác sắp xếp các sản phẩm và dọn dẹp cửa hàng. Ngày Chủ nhật, Ngân đến xưởng của bác để hướng dẫn khách du lịch trải nghiệm nghề làm gốm. Mỗi tháng, bác thưởng cho Ngân 1 000 000 đồng
- Tình huống 2:
Nhà Thắng có một trang trại trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Ngoài giờ lên lớp, Thắng thường giúp bố mẹ chăm sóc đàn gà và cây trồng. Những lúc rảnh rỗi Thắng giúp bố mẹ chỉnh sửa các hình ảnh và những đoạn phim ngắn mà bố đã quay, chụp về các sản phẩm của trang trại và dựng thành một đoạn phim hoàn chỉnh, đăng lên mạng xã hội để quảng cáo, bán hàng. Mỗi tháng, Thắng được bố mẹ thưởng 300 000 đồng cho việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi và 200 000 đồng cho việc hỗ trợ quảng cáo, bán hàng.
Câu 2:
Tạo động lực cho bản thân khi thực hiện các hoạt động ở gia đình, lớp học, nhà trường như: làm việc nhà, thực hiện nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ khác của lớp, của trường,…
Câu 3:
Đề xuất cách tạo động lực cho nhân vật trong các tình huống sau:
- Tình huống 1:
Tuần trước, trường của Bảo tổ chức diễn đàn về chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”. Bảo được phân công trình bày tham luận trước diễn đàn. Tính Bảo vốn nhút nhát, ngại đứng trước đám đông nên bạn không khỏi lo lắng.
- Tình huống 2:
Trúc được mẹ giao nhiệm vụ lau dọn nhà cửa hàng tuần. Mỗi lần dọn dẹp mất rất nhiều thời gian, công sức nên Trúc cảm thấy ngại, không muốn làm.
- Tình huống 3:
Dung mới chuyển đến trường học ở thành phố. Không giống như các bạn ở lớp cũ, các bạn trong lớp mới học rất tốt môn Tiếng Anh. Dung thấy lo lắng vì sợ mình không theo kịp được các bạn.
Câu 4:
Lập ngân sách cá nhân hợp lí trong việc thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng phù hợp với bản thân.
Câu 5:
Thảo luận xác định cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.
Gợi ý:
- Tìm hiểu về ý nghĩa, giá trị của hoạt động cần thực hiện đối với sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội.
- Tìm những điểm thú vị của hoạt động sẽ thực hiện.
- Chia nhỏ nhiệm vụ để thực hiện.
- Luôn suy nghĩ tích cực và tự động viên, khích lệ bản thân.
- Lưu giữ những kết quả, thành tích của mình.
- Tham gia vào các nhóm, câu lạc bộ của những người có cùng sở thích.
Câu 6:
Chia sẻ cách em đã tạo động lực cho bản thân khi thực hiện một hoạt động cụ thể.
Gợi ý:
- Hiểu được ý nghĩa của việc học ngoại ngữ như: học hỏi được nhiều điều mới mẻ, thú vị; thuận lợi cho việc học tập, giải trí; tự tin trong giao tiếp.
- Tìm được niềm vui từ những thành công nhỏ trong việc học ngoại ngữ như: thuộc từ mới hằng ngày, xem phim ngắn không cần phụ đề.
về câu hỏi!