Câu hỏi:
13/09/2024 300Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.
a) Trong các phản ứng hạt nhân, điện tích và số khối được bảo toàn nên số neutron cũng được bảo toàn.
b) Cho phản ứng hạt nhân . Hạt nhân X có 54 proton và 86 neutron.
c) Trong phản ứng nhiệt hạch: , năng lượng cần cung cấp cho phản ứng là 17,6MeV.
d) Công nghệ hạt nhân đang được ứng dụng nhiều trong y học, công nghiệp, nông nghiệp, khảo cổ học, thực phẩm.
e) Trong phản ứng hạt nhân chỉ có sự bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối.
f) Phản ứng nhiệt hạch là nguồn năng lượng của Mặt Trời và các sao.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Sai. Vì không có định luật bảo toàn số neutron.
b) Đúng.
c) Sai. Vì đây là năng lượng mà phản ứng này toả ra.
d) Đúng.
e) Sai. Vì còn có sự bảo toàn động lượng và năng lượng toàn phần.
f) Đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Năng lượng của Mặt Trời và các ngôi sao trong vũ trụ đều có nguồn gốc từ các phản ứng nhiệt hạch, bắt đầu từ việc đốt cháy hydrogen để tạo thành helium (được gọi là chu trình proton – proton). Xét một ngôi sao đã đốt cháy hoàn toàn hydrogen thành helium và coi rằng các hạt nhân helium tạo thành đều tham gia vào quá trình ba – alpha theo phương trình: . Nếu khối lượng của ngôi sao vào thời điểm đó là 4.1030 kg (khi tất cả hạt nhân trong ngôi sao đều là helium) và công suất toả nhiệt của ngôi sao là 3,8.1030 W thì sau bao lâu toàn bộ hạt nhân chuyển hoá hoàn toàn thành ? Cho biết số Avogadro là NA ≈ 6,022.1023 mol-1.
Câu 2:
Xét phản ứng nhiệt hạch: . Để tổng hợp được 50 g He thì khối lượng và phải sử dụng là bao nhiêu? Coi khối lượng mol gần bằng số khối của hạt nhân. Biết số Avogadro là NA ≈ 6,022.1023 mol-1.
Câu 3:
Bom hydrogen (bom H) là một loại vũ khí hạt nhân có sức tàn phá lớn hơn bom nguyên tử (bom A) rất nhiều lần, dù hiện nay cả bom hydrogen và bom nguyên tử đều không được sử dụng trong các cuộc chiến tranh. Sở dĩ bom hydrogen có sức tàn phá lớn như vậy là do nó là sự kết hợp của phản ứng phân hạch của (giai đoạn 1) để tạo ra môi trường có nhiệt độ rất cao, cung cấp động năng cho các hạt tham gia phản ứng nhiệt hạch (giai đoạn 2) theo phương trình phản ứng . Giả sử năng lượng toả ra từ quá trình phân hạch còn lại sau khi tạo phản ứng nhiệt hạch là 2,8.1010 J và khối lượng được tạo thành từ một vụ nổ bom hydrogen trong thí nghiệm vũ khí hạt nhân là 200 g thì sức tàn phá của quả bom này tương đương với khoảng bao nhiêu tấn thuốc nổ TNT? Biết rằng năng lượng toả ra khi một tấn thuốc nổ TNT cháy hoàn toàn là 4,2.109 J. Cho số Avogadro là NA ≈ 6,022.1023 mol-1.
A. 20 197,14 tấn.
B. 20 190,48 tấn.
C. 20 166,6 tấn.
D. 20 183,81 tấn.
Câu 4:
Một trong các phản ứng xảy ra trong lò phản ứng là: với y là số neutron. Giá trị y bằng
A. 4.
B. 6.
C. 8.
D. 10.
Câu 5:
Cho một hạt neutron có động năng lớn đến bắn phá hạt nhân đang đứng yên để tạo ra phản ứng phân hạch: .
a) Xác định giá trị x (số neutron được tạo thành sau phản ứng).
b) Trong phản ứng phân hạch này, năng lượng của phản ứng được xác định bằng hiệu của năng lượng liên kết giữa các hạt nhân sản phẩm với các hạt nhân tham gia phản ứng. Biết năng lượng liên kết riêng của là 7,59 MeV/nucleon, là 8,29 MeV/nucleon, là 8,59 MeV. Tính năng lượng phản ứng.
Câu 6:
Trong các phát biểu sau về phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Đều là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
(2) Đều là hiện tượng một hạt nhân nặng vỡ ra thành các hạt nhân nhẹ hơn.
(3) Đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân.
(4) Đều xảy ra sự biến đổi hạt nhân.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
về câu hỏi!