Câu hỏi:
24/09/2024 2,132I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
LỜI THAN VÃN CỦA BÀ TRƯNG TRẮC
(Nguyễn Ái Quốc)
Giới thiệu: Truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc được Nguyễn Ái Quốc viết và đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) tại Pháp Ngày 24/ 6/ 1922, nhân sự kiện vua Khải Định lên đường sang Pháp dự hội nghị triển lãm thuộc địa tại thành phố Marseille (miền Nam nước Pháp). Nội dung truyện kể lại giấc mơ kì lạ của “thiên tử” (vua Khải Định) khi được gặp Bà Trưng Trắc – người anh hùng dân tộc đã đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc đầu thế kỉ thứ I.
[...] Đó chính là lúc Thiên tử nằm mơ. Ngài mơ thấy những con rồng chạm trên tử, bàn bỗng biến động, hoa thành những con rắn gớm ghiếc, mở thao láo những con mắt đỏ ngầu tia máu. Còn những con phụng hoàng, giống chim tượng trưng cho uy quyền vua chúa, thì vươn chiếc cổ dài ngoẵng tua tủa lông, quệt mỏ xoè cánh, y hệt đám gà trống cáu kỉnh, đáng ghét. Mọi vật bằng ngọc thạch, bằng châu báu, đều xin đi, xám xịt lại. Tất cả cứ từ từ quay tròn, và tan dần, tan dần. Rồi một bóng ma trùm khăn, trăng trắng hiện lên. Nhà vua kinh hoàng run lên lập cập, vì không phải vua chúa nào cũng đều can đảm như Hămlét, và thông minh như thế thì lại càng không. Ngài muốn kéo chiếu che mặt mà không được.
Đường bệ và giận dữ, bóng ma nói với vị chủ hoàng cung thế này:
“ Mi có nhận ra ta không, đứa con khốn khổ kia ơi! Ta là một trong những người khai sáng nước Nam tươi đẹp này đây. Ta là Trưng Trắc, năm 39 đã cùng em gái ta là Trưng Nhị và đồng bào đánh đuổi bọn xâm lăng, trả thù chồng, giải thoát quê hương. Đừng có run lên như thế, con ơi! Mà phải lắng nghe lấy lời mẹ bảo! Chẳng hay mi có biết rằng, theo tập tục nghìn năm của nước Nam ta xưa cũ thì Hoàng đế là chịu mệnh trời để trị dân, vì thế mà được coi là con của trời, cha mẹ của dân?
Vua muốn xứng với lòng trời và làm tròn nhiệm vụ chí tôn[1] của mình thì phải chịu khổ trước dân và chia sướng sau dân. Vua phải tuân lệnh trời, mà tiếng dân chính là truyền lại ý trời. Bằng không thì ấy là trời đoạn tuyệt, tổ tiên từ bỏ, nhân dân ruồng rẫy.
Giở sử đất nước ra mà xem, mi sẽ thấy tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn. Lý Bôn (544), với một nhúm nghĩa sĩ, đã nổi dậy và bẻ gãy ách đô hộ của Hán tộc. Ngô Quyền (938) đã phá tan đạo quân nước ngoài kéo vào đánh chiếm đất đai Tổ quốc ta.
Dân ta sống trong hạnh phúc và thịnh vượng dưới triều nhà Đinh. Năm 980, Lê Đại Hành đã dũng cảm không chịu khuất phục trước yêu sách của láng giềng hùng mạnh hơn mình gấp bội, ông đã đánh thẳng địch, giết chết tướng địch. Do đó đã giải thoát được đồng bào khỏi nạn nô dịch.
Quân Mông Cổ đi đến đâu phả sạch đấy, đã bị nhà Trần vẻ vang của chúng ta đánh bại (1225). Lê Lợi đã hùng dũng đứng ra lãnh đạo cuộc cách mạng nước Nam, đập tan chế độ tàn bạo và hạch sách mà những kẻ tự xưng là bảo hộ ta bắt ta chịu.
Thật là nhục nhã thậm tệ, thật là chán ngán ghê gớm, thật là cay đắng ê chề xiết bao cho các vị, nếu từ những tầng mây, tổ tiên mi phải trông thấy dân tộc mà các vị đã giành được tự do nay chịu phận nô lệ, đất nước đã được các vị giải thoát nay lâm vào cảnh nô dịch, kẻ kế tục ngai vàng của các vị nay sống trong ươn hèn.
Mặc dầu lễ nghi không cho phép các vị nguyên thủ nước ta rời khỏi cung cấm, thế nhưng chúng ta vẫn phải đau buồn nhận thấy rằng vẫn có những bậc quân trưởng[2] phải lưu vong
[...] Nay mi lại sắp lẩn xa tôn miếu[3]. Tay mi sẽ không thắp hương vào những tiết đầu xuân, đầu thu nữa. Mi sẽ không tự tay mở hương án dâng hoa quả đầu mùa và cúng cơm mới nữa. Vẫn hay, con ạ! Rằng tất cả những cái ấy chẳng qua đều là nghi lễ cổ hủ! Nhưng mi cũng thừa biết rằng chỉ còn độc nghĩa vụ đó là mi còn làm được với tổ tiên và mi cũng chỉ còn độc cái uy tín đó mà thôi trước mắt thần dân.
Giờ thì mi lại sắp làm tệ hại hơn nữa. Mi sắp ca ngợi công đức của những đứa bóc lột và hiếp đáp dân mi. Mi sắp phô trương sự thịnh vượng của đất nước mi, cái thịnh vượng được sắp đặt đâu ra đấy trong trí tưởng tượng quả giàu của bọn bóc lột. Mi sắp tâng bốc công ơn vô ngần và tưởng tượng của nền văn minh đã thâm nhập sơn hà xã tắc của mi bằng mũi nhọn của lưỡi lê và bằng họng súng ca-nông.
Ôi, nhìn, hãy nhìn nào, đứa con thảm thương kia ơi! Hãy nhìn quanh mi! Thấy chăng Trung Hoa đang thức tỉnh, Nhật Bản đang duy tân,...? Thấy chăng toàn cầu đang tiến, chỉ có dân mi là, nhờ mi và lũ quan thượng của mi, cứ phải chìm ngập mãi trong vũng lầy dốt nát và tôi đòi khốn nạn?
Hãy nhìn Triều Tiên, Ai Cập và Ấn Độ, tất cả các nước đó đều đang đứng lên đòi hỏi quyền lợi, công lí và tự do!
Chính giữa lúc đó thì mi... Im... Nghe kìa! Nghe thấy chăng... Nghe thấy chăng những tiếng kêu gào...? A! Người ta đến kia kìa, đông quả, tất cả những người dân nước Nam đã bị thiệt mạng cho cuộc chiến tranh ở châu Âu. Người ta đến đòi những gì mà bọn quan thầy mi đã cùng mi hứa hẹn với người ta, anh em người ta. Trả lời người ta đi nào! A! Người ta giận dữ, người ta bỏ đi.
Bây giờ thì người ta quay lưng đi rồi, người ta đang đi đến phía đằng kia. Có thấy người ta không? Đằng kia ấy, nơi mặt trời đang mọc huy hoàng khôn xiết, nơi tung bay kiêu hãnh lá cờ Nhân đạo và Lao động. Đấy! Chính đấy là nơi yên nghi tâm linh những người đã khuất, là tương lai của dân tộc mà mi đã phụng sự chẳng ra gì!
Gà sắp gáy sáng. Sao Bắc đẩu tiến ngang trời. Nhạc tiên đang giục giã ta. Thôi. chào!
Mồ hôi nhớp nháp đẫm trán vị chúa thượng đang ngủ. Ngài muốn kêu lên. Nhưng không kêu được. Lưỡi ngài líu lại vì sợ. [...]
(Hồ Chí Minh toàn tập, quyển 1, Phạm Huy Thông dịch ,
NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.96-100)
Nêu một ví dụ về ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong văn bản trên.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Học sinh lấy được một ví dụ về ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong văn bản. Học sinh có thể chọn bất cứ lời đối thoại nào của nhân vật.
Ví dụ: “Mi có nhận ra ta không, đứa con khốn khổ kia ơi! Ta là một trong những người khai sáng nước Nam tươi đẹp này đây.”
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra ba nội dung trong lời than vãn của bà Trưng Trắc.
Lời giải của GV VietJack
Học sinh nêu được ba nội dung trong các nội dung sau: (1) Vai trò của vua – đấng chí tôn đối với dân tộc; (2) Lịch sử cho thấy tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn; (3) Nỗi nhục nhã khi dân tộc ta đang chịu số phận nô lệ; (4) Những hành vi đáng xấu hổ của vua Khải Định tại Pháp; (5) Các dân tộc đang đứng lên đòi tự do công lí; (6) Những người dân nước Nam đang giận dữ trước những hành động của vua.
Câu 3:
Những “lời than vãn của bà Trưng Trắc” trong câu chuyện có ý nghĩa gì?
Lời giải của GV VietJack
Những “lời than vãn của bà Trưng Trắc” trong câu chuyện là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc của lịch sử, của truyền thống quật cường đối với một kẻ đứng đầu xã tắc nhưng lại dâng giang sơn cho đế quốc, cam tâm để dân tộc làm thân phận nô lệ.
Câu 4:
Nhận xét về tác dụng của cách tạo dựng tình huống truyện của tác giả.
Lời giải của GV VietJack
Đặc trưng nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của tác giả là bút pháp văn xuôi hiện đại và tài châm biếm sắc sảo. Tác giả đã sử dụng một tình huống hư cấu, tưởng tượng độc đáo: bóng ma của bà Trưng Trắc, tượng trưng cho tiếng nói của truyền thống, hiện lên, phán xét một cách nghiêm khắc tên vua bán nước, đớn hèn cam tâm “ca ngợi công đức của những đứa bóc lột và hiếp đáp dân mi”. Cách xây dựng tình huống vừa khẳng định truyền thống và sức mạnh của dân tộc, vừa có tác động thức tỉnh đối với những kẻ bán nước cầu vinh như Khải Định.
Câu 5:
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về tình yêu nước của tác giả Nguyễn Ái Quốc được thể hiện qua văn bản.
Lời giải của GV VietJack
Trình bày được những cảm nhận và tâm đắc riêng của cá nhân về tình yêu nước sâu sắc của tác giả Nguyễn Ái Quốc thể hiện qua văn bản. Một số khía cạnh có thể triển khai: (1) Cảm nhận về tấm lòng nhiệt huyết với đất nước, niềm tự hào về lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc với những người anh hùng đã làm rạng rỡ non sông. (2) Cảm nhận về thái độ đả kích không khoan nhượng những kẻ bán nước cầu vinh. (3) Cảm nhận về một cách biểu hiện lòng yêu nước: dùng văn học như một vũ khí nghệ thuật lợi hại và sắc bén góp phần lột trần bộ mặt kẻ thù và thức tỉnh lương tri nhân dân Pháp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ sau:
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải, hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
(Bác ơi, in trong Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2003, tr.457-458)
Câu 2:
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của L. Paxtơ: Học vấn không có quê hương nhưng “người học vấn” phải có Tổ quốc.
Câu 4:
Những “lời than vãn của bà Trưng Trắc” trong câu chuyện có ý nghĩa gì?
Câu 5:
Nhận xét về tác dụng của cách tạo dựng tình huống truyện của tác giả.
Câu 6:
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về tình yêu nước của tác giả Nguyễn Ái Quốc được thể hiện qua văn bản.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!