Câu hỏi:
24/09/2024 1,212Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ sau:
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải, hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
(Bác ơi, in trong Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2003, tr.457-458)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn văn có thể được triển khai theo nhiều cách khác nhau (diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,...), song cần đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng (đoạn văn, khoảng 200 chữ) và các ý chính sau[1]:
a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ với tinh thần lạc quan, tình yêu thương và sự hi sinh quên mình.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận:
(1) Hình ảnh Bác hiện lên trong đoạn thơ thật đẹp với một niềm vui, niềm lạc quan bất tận. Điệp ngữ “vui” và các động từ “nâng niu”, “quên” đã nói lên một cách sâu sắc tâm hồn Hồ Chí Minh: lạc quan yêu đời, giàu đức hi sinh. Cuộc đời Bác đã hoà làm một với thiên nhiên, con người Bác đạt đến cái tự nhiên như trời đất, tức là đã đạt đến cái cao sâu huyền diệu của sự sống. Và vì thế mà cũng trường tồn với trời đất. (2) Di sản Người để lại là một trời biển yêu thương. Một cuộc đời “thanh bạch”, “mong manh áo vải” giản dị mà thanh khiết vô ngần, đồng thời cũng thật cao cả, vĩ đại “hồn muôn trượng”. (3) Hình ảnh Bác được nhà thơ thể hiện với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tương phản, đã thể hiện một cách sâu sắc những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh: một trái tim tràn ngập tình yêu và niềm lạc quan lớn lao, một cuộc sống thanh bạch, thanh cao, từ chối mọi hư vinh.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại và bày tỏ cảm xúc của bản thân về hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ.
[1] Khi đọc phần gợi ý thực hiện của các đề bài sau, giáo viên và học sinh sử dụng cấu trúc của hướng dẫn này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu một ví dụ về ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong văn bản trên.
Câu 2:
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của L. Paxtơ: Học vấn không có quê hương nhưng “người học vấn” phải có Tổ quốc.
Câu 4:
Những “lời than vãn của bà Trưng Trắc” trong câu chuyện có ý nghĩa gì?
Câu 5:
Nhận xét về tác dụng của cách tạo dựng tình huống truyện của tác giả.
Câu 6:
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về tình yêu nước của tác giả Nguyễn Ái Quốc được thể hiện qua văn bản.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!