Câu hỏi:

24/09/2024 2,678

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

BỨC TRANH

(Nguyễn Minh Châu)

Tóm tắt:

    Ở chiến trường, nhân vật “tôi” một hoạ sĩ – đã từ chối vẽ chân dung cho một người chiến sĩ. Nhưng sau lần được anh chiến sĩ ấy giúp thồ tranh, hoạ sĩ đã vẽ bức kí hoạ cho anh và hứa sẽ đưa nó tới tận tay người mẹ của anh ở quê nhà. Sau đó, bức vẽ này đã trở thành tác phẩm nổi tiếng, còn hoạ sĩ thì quên lời hứa. Tám năm sau, trong một lần đi cắt tóc, hoạ sĩ đã gặp lại người chiến sĩ thồ tranh năm xưa.

    [...] Cặp mắt anh lại đang nhìn xói vào cái mặt tôi đang được bàn tay anh dằn ngửa ra. Da mặt tôi cứ dày lên. Tôi nhắm mắt, rồi mở mắt. Mỗi lúc mở mắt, tôi không thể nhìn đi đâu khác cặp mắt anh. Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã một nửa thế kỉ? Chốc nữa, sắp tới, anh sẽ làm gì tôi đây?

    - Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã loà cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tạo đã được trưng trên các tạp chí hội hoạ của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ: “Chân dung chiến sĩ giải phóng”. Thật là danh tiếng quá!

    – Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! [...] Anh đã thấy đấy, bức “chân dung chiến sĩ giải phóng” đã đóng góp đôi chút vào công việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm

    “A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả... Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi. Anh cút đi!”.

    Một bận, đến hai ngày liền tôi không thấy anh thợ của tôi làm việc [...]. Tôi chạy sang. Chiếc ghế cắt tóc không còn nữa. Chỉ còn chiếc gương và mấy cái chai lọ. Người đàn bà hỏi tôi:

    -Bác đến cắt tóc?

    – Vâng.

    – Nhà em mấy hôm nay đang dọn cái chỗ làm mới ở phố ngoài kia. Ngày mai xong. Xin mời bác đến

    Vợ anh có vẻ trạc tuổi gần ba mươi. Một khuôn mặt đàn bà hiền lành. Chị vừa nói vừa bóc tấm tranh của tôi ra. Tôi gợi chuyện.

    -Bức tranh đẹp đấy chứ, chị nhỉ?

    Người đàn bà hơi đỏ mặt, cuốn tấm tranh lại một cách cẩn thận. Lâu sau mới đáp:

    - Anh nhà tôi bảo: Anh bộ đội trong tờ tranh này chính là người ta vẽ anh ấy. Hồi anh ấy còn ở bộ đội trong B. Cho nên mới mua về treo.

    – Anh ấy nói với chị thế?

    – Vâng.

    – Hôm trước tôi đến cắt tóc ở đây có thấy một bà cụ...

    – Là mẹ anh nhà tôi. Thế ra bác là khách quen?

    – Vâng. Bà cụ bị tật lâu chưa?

    – Thưa đã lâu. Đã chín năm nay.

    − Vì sao?

    -Bà cụ loà đi cũng vì anh nhà tôi. Ngày đó bỗng nhiên có tin ra nhà tôi hi sinh. Bà cụ đâm ốm. Anh ấy là con một. Bà cụ nhớ anh ấy, nửa đêm cũng trở dậy đi lang thang. Cứ khóc hoài...

    – Bà cụ loà từ năm nào, chị biết không?

    – Từ 69.

    -Từ tháng mấy?

    – Tôi cũng không nhớ thật rõ, có lẽ khoảng giữa năm.

    Tôi ra đến Hà Nội vào đầu tháng ba năm ấy. Nếu tôi là một người tử tế ra thì không khéo bà cụ không bị loà, không những thế mà tôi còn có thể làm cho bà cụ khoẻ ra! Chính tôi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù loà?

    [...] Tôi quyết định phải trở lại cái quán kia. Tôi quyết định phải chường cái mặt mình ra, chứ không được lẩn tránh. Tôi không cho phép tôi chạy trốn. Bà cụ lại ngước mắt lên nhìn tôi như lần trước khuôn mặt đờ đẫn và hoan hỉ:

    -Thưa ông đến cắt tóc?

    – Vâng ạ!

    Anh thợ cắt tóc nghe mẹ lên tiếng mới quay người lại. Tôi vừa kịp nhận ra được từ nơi cặp mắt vẫn còn trẻ của anh chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu soi mói, ngạc nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Những những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt. Ngay sau đó anh lại trở lại cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần của một người thợ cắt tóc đúng đắn và yêu nghề.

    -Da mặt tôi tự nhiên dày cộm lên.

    - Mời bác ngồi!

    Tôi cố trấn tĩnh để khỏi run lập cập, bước tới ngồi vào cái ghế gỗ như một cái ghế tra điện.

    - Bác vẫn cắt như cũ?

    – Vâng.

    “Lần này anh lại đối xử với tôi như lần trước đây?”

    “Phải”.

    “Anh cũng không trách mắng, chỉ trán chỉ mặt tôi?”

    “Không! Anh cứ yên tâm. Trước sau tôi vẫn coi anh là một nghệ sĩ tài năng đã có nhiều cống hiến cho xã hội.”

    “Bây giờ anh nói với tôi một điều gì đi, khuyên tôi một nhời đi!” “Không.”

    “Tôi có phải cút khỏi đây không?”

    “Không. Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kĩ lắm, anh biết đấy!

    [...] Gần nửa năm, tôi đã để vào bức tranh sơn mài tất cả công sức và sự suy nghĩ, và trong suốt thời gian ấy, một đôi lần tôi cũng gợi lại chuyện cũ nhưng người thợ vẫn một mực cổ tỏ ra chưa hề bao giờ quen biết tôi. Trở về làm một anh thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội, anh vẫn lẳng lặng sống như vậy để cho người chung quanh tự phán xét lấy những công việc đã làm. Lời đề nghị rụt rè của anh: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.

    Bây giờ thì cái tác phẩm mới của tôi đã hoàn thành. Tôi đang đối mặt với chính mình, để viết những dòng này, như những lời chú giải cho một tác phẩm hội hoạ thể hiện một cái mặt người rất lớn: những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rop như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra. [...] Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.

Nêu một ví dụ về hình thức ngôn ngữ “đối thoại trong độc thoại” của đoạn trích.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đoạn trích có nhiều đoạn văn đối thoại nhưng thực chất là lời độc thoại của nhân vật người hoạ sĩ. Chẳng hạn: Đoạn từ “Đồ dối trá...” đến “.. Anh cút đi”; Đoạn từ “Lần này anh..” đến “anh biết đấy”. (Học sinh chọn nêu được một ví dụ lời độc thoại của nhân vật hoạ sĩ, trong đó có hai lượt lời: lời của người thợ cắt tóc — anh chiến sĩ thồ tranh năm xưa mà hoạ sĩ tưởng như anh đang nói với mình và lời đáp trong tưởng tượng của hoạ sĩ với người thợ cắt tóc.)

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.”

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh nêu được một trong hai biện pháp tu từ sau: (1) Biện pháp tu từ liệt kê – tác giả đã liệt kê một loạt các từ ngữ thể hiện đặc điểm cảm xúc, tình thái của “đôi mắt mở to”: khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm. (2) Biện pháp tu từ chêm xen thành phần biệt lập khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm được xen vào ngay sau bộ phận nêu thông tin chính của câu (đôi mắt mở to).

Câu 3:

Nhận xét về những cách xưng hô của anh thợ cắt tóc với nhân vật “tôi”.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Trong văn bản có sự thay đổi cách xưng hô của anh thợ cắt tóc với nhân vật “tôi”: (1) Xưng hô: tạo – mày: Thể hiện thái độ tức giận khi người hoạ sĩ đã gián tiếp khiến cho bà mẹ của anh bị mù loà cả hai con mắt vì tưởng rằng anh đã hi sinh. Đây là cách xưng hô diễn ra trong tưởng tượng của người hoạ sĩ, nên cách xung hô này cũng là lời tự vấn nghiêm khắc của ông với chính bản thân mình. (2) Xưng hô bác/ anh – tôi: Thái độ tôn trọng, lịch sự của người thợ cắt tóc với khách hàng của mình.

Câu 4:

Có những bức tranh nào được nói đến trong đoạn trích? Nhận xét về ý nghĩa của những bức tranh đó.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Trong văn bản có hai bức tranh được nói đến: bức tranh người hoạ sĩ vẽ chân dung anh chiến sĩ giải phóng, và bức chân dung tự hoạ của người hoạ sĩ: Bức vẽ chân dung anh chiến sĩ giải phóng vừa đem lại thành công cho người hoạ sĩ, đồng thời lại là bằng chứng về sự vô tình, vô tâm của ông khi đã quên đi lời hứa với anh chiến sĩ. Bức chân dung tự hoạ thứ hai là bằng chứng về sự sám hối, giúp người hoạ sĩ tự nhìn thẳng vào chính lỗi lầm của bản thân trong quá khứ để không trốn tránh thực tại. Hai bức tranh này xuất hiện trong diễn biến cốt truyện, soi vào nhau, chiếu rọi sự giằng xé trong thế giới tinh thần của nhân vật.

Câu 5:

Anh/ Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu văn: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Câu văn: “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình” là “lời đề nghị rụt rè” của một người thơ cắt tóc, mang theo thông điệp có tính triết lí sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đó là thông điệp về sự thức tỉnh của lương tri và trách nhiệm cá nhân trước những hành động trong quá khứ mà mỗi người không thể biện minh hay lảng tránh mà cần dũng cảm đối mặt. Thông điệp ấy được chuyển tải từ chính thái độ ứng xử của hai nhân vật trong câu chuyện: thái độ nhã nhặn lịch sự của người thợ cắt tóc lại chính là thứ ánh sáng “khai tâm”, giúp người hoạ sĩ nhận ra được lẽ phải, cái cao đẹp đang tồn tại một cách đích thực trong cuộc đời này

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về bối cảnh đất nước được thể hiện trong đoạn thơ sau.

                                                 Khi con sinh trời đã xanh rồi

                                                Có vạch trắng của đường bay tên lửa

                                                Cây lá màu nguỵ trang lúc nào chẳng rõ

                                                Mặt đất dọc ngang xẻ những chiến hào

                                                Lời mẹ ru không chỉ ngọt ngào

                                               “Cái bống ngủ ngon, cánh cò bay mải,...”

                                                Bởi khi bay có cánh cò đã gãy

                                               Trong lúc ngủ say cái bống vẫn giật mình.

(Khi con ra đời, in trong Hoa dọc chiến hào,

 Xuân Quỳnh, NXB Văn học, Hà Nội, 1968, tr.31-32)

Xem đáp án » 24/09/2024 3,355

Câu 2:

Có ý kiến cho rằng: Chúng ta có thể phàn nàn vì bụi hồng có gai hoặc vui mừng vì bụi gai có hoa hồng.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

Xem đáp án » 24/09/2024 3,242

Câu 3:

Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.”

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 4:

Nhận xét về những cách xưng hô của anh thợ cắt tóc với nhân vật “tôi”.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 5:

Có những bức tranh nào được nói đến trong đoạn trích? Nhận xét về ý nghĩa của những bức tranh đó.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 6:

Anh/ Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu văn: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Bình luận


Bình luận