Câu hỏi:

24/09/2024 1,168

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

KHÚC HÁT CỦA DÒNG SÔNG

(Nguyễn Quang Thiều)

    Lược đoạn đầu: Vào một đêm mưa trên sông Đáy, “tôi” ra sông thay bè vó cho ông Tường. Hai ông cháu uống rượu và trò chuyện về con đò kì quái thường xuất hiện vào những đêm mưa trên sông Đáy kèm theo tiếng âm i buồn bã mà người làng thường đồn là con đò ma.

    Tôi ngồi im lặng nhìn ra dòng sông. Trời tối mịt và mưa tầm tã. Ông Tường cũng ngồi im lặng. Một lát sau ông ngả lưng xuống và nói:

    – Lão nghỉ một tí, chủ mày kéo thay lão đến canh ba.

    Ông cứ nghỉ đi — Tôi nói và vặn nhỏ ngọn đèn.

Bỗng gió lùa vào lều làm ngọn đèn phụt tắt. Bóng tối trùm kín. Trong bóng tối mênh mang và tiếng mưa triền miên vỗ trên mặt sông, tôi lại nghĩ đến chiếc đò mà ông Tường kể cho tôi. Tôi co mình trong tấm chăn mỏng. Đâu đấy có tiếng cá quẫy trong dòng nước chảy xiết. Cuối canh hai, tôi nghe thấy có tiếng mái chèo quậy nước và cả tiếng âm i. Và giữa dòng sông chợt hiện lên một con đò. Trời tối lắm, tôi khó nhận ra những vật ở gần nhưng lại nhìn thấy rõ con đò từ xa. Hay câu chuyện của người làng kế ám ảnh trong tâm trí tôi. Một chàng trai chui ra khỏi mui đò. Anh đẹp lắm, vẻ đẹp của một người sông nước. Anh nhìn tôi nhoẻn cười và hỏi.

    [...]

    – Anh bạn người làng này hả?

    – Vâng. Thế anh ở đâu nhỉ? – Tôi hỏi anh và nhìn anh nghi ngờ.

    – Sông đâu thì quê tớ đấy. Cậu không tin chứ gì, không quan trọng.

    Anh nhoẻn cười nhìn tôi rồi cất giọng khẽ hát. Ôi, tiếng hát lạ lùng làm sao. Tôi quên ngay mọi sự nghi ngờ về anh. Tôi thấy người mình nhẹ bẫng. Chiếc lều vỏ cứ bồng bềnh như trôi qua khỏi bờ. Bất chợt anh ngừng hát, lắc đầu thở dài. Mãi lâu sau tôi mới tỉnh khỏi cơn mê vì giọng hát của anh.

    – Anh tên là gì? – Tôi hỏi.

    – Tôi tên Chi họ Trương, người đời gọi là Trương Chi.

    – Trương Chi, Trương Chi – Tôi cười khẩy – Anh cũng là người hay tếu.

    -Cậu không tin thì thôi.

    Anh nói buồn buồn và thở dài. Chợt trong tôi vọng về tiếng hát ru của bà tôi thuở xưa. Bà tôi quấn khăn mỏ quạ, suốt ngày nhai trầu hát ru tôi bằng câu hát: “Ngày xưa có anh Trương Chi, người thì thậm xấu hát thì thậm hay”. Khi chúng tôi đã lớn, bà tôi vẫn hát câu hát ấy. Có lần tôi hỏi bà: “Bà yêu anh Trương Chi à?”. Bà tôi mắng yêu: “Tổ bố mày, chứ anh Trương Chi còn đẻ trước bà mấy đời. Ngày xưa cụ kị chúng mày đã hát Trương Chi rồi. Người đâu mà ngoan mà giỏi thế, chi khổ cái là xấu người”.

    – Anh nói dối vừa chứ – Tôi cảm thấy khó chịu – Trương Chi, ông ấy chết từ vạn đời nay rồi.

    - Đúng thế, chúng nó giết tôi, cắt lưỡi tôi để không hát được nữa. Nhưng chủng quên không móc trái tim tôi. Bởi vậy tôi vẫn còn sống đến bây giờ.

    – Nhưng anh còn quá trẻ.

    -Cậu hỏi cũng phải đấy. Nhưng chuyện thế này, ngày xưa ông tôi cũng làm nghề chài lưới. Một hôm ông thả lưới vớt cái lọ vàng. Lời đồn đến tai quan. Quan đến đòi thu lại cái lọ. Ông tôi phải nộp cho quan. Quan cầm cái lọ dốc ngược để đổ chút nước sông còn đọng trong lọ ra. Từ trong lọ một con hến trắng rơi xuống cát. Ông tôi nhặt con hến trắng bỏ vào cái chậu sành. Đêm đêm, khi ông tôi đi ngủ thì con hến trắng từ từ mở miệng và hát. Ông tôi thuộc câu hát ấy, truyền lại cho bố tôi. Ai thuộc được câu hát thì trẻ mãi.

    – Nhưng người ta bảo anh xấu xí lắm cơ mà?

    Nghe tôi hỏi anh cười phá lên. Một lát sau anh chậm rãi nói:

    Bọn quan lại ghét tôi nên nói xấu tôi như thế. Tôi sống ở trên sông nên ít người biết mặt. Chúng tuyên truyền mãi, mọi người cũng dần dần tin theo. Mưa rơi từ từ lúc nào không biết. Bỗng anh giật mình kêu:

    – Tạnh mưa mất rồi. Tôi đi đây, hẹn gặp lại nhé.

    Anh nói xong vội vã bơi thuyền ra sông, từ từ biến mất.

    Lược phần cuối: Trời tiếp tục mưa. Con đò lại hiện lên và Trương Chi xuất hiện, tiếp tục trò chuyện với “tôi” về cuộc đời mình. Sau khi đi lính, góp nhiều chiến tích đánh bại giặc ngoại xâm, chàng trở về quê, sống bằng nghề chài lưới. Tiếng hát của chàng khiến nàng Mị Nương – con gái quan thừa tướng – ốm tương tư. Theo trát của quan, Trương Chi được gọi vào dinh để hát cho Mị Nương nghe; nhưng chàng không thể hát được trong căn phòng vì thiếu dòng sông. Mị Nương xin cha cho lấy chàng. Quan thừa tướng tức giận, cho người đến gặp, đuổi chàng đi khỏi khúc sông, nhưng chàng không chịu. Chúng giết và băm nát thi thể chàng, vứt xác trôi trên sông. Xác chàng trôi bập bềnh không ai có thể vớt được nên dân làng lập bàn thờ hai bên bờ cho chàng. Mị Nương nghe tin đau buồn mà chết, sau này trên mộ nàng mọc lên loài hoa Quỳnh. Kết thúc câu chuyện, “tôi” chợt tỉnh giấc và có cảm giác như bị cảm lạnh. Mưa đã ngớt và ông Tường đã dậy từ bao giờ.

(Trích Nguyễn Quang Thiều tác phẩm chọn lọc,

NXB Phụ nữ, 2011, tr.294-306)

Xác định người kể chuyện trong văn bản.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Người kể chuyện trong văn bản là nhân vật “tôi” – người trực tiếp tham gia vào câu chuyện.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Anh đẹp lắm, vẻ đẹp của một người sông nước.”

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Biện pháp tu từ chêm xen – tác giả xen thêm một thành phần biệt lập “vẻ đẹp của một người sông nước” ngay sau bộ phận nêu thông tin chính của câu.

Câu 3:

Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Hiệu quả nghệ thuật mà việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản đem lại: (1) Việc lựa chọn điểm nhìn hạn tri trong văn bản tạo cho người đọc cảm giác chân thực và tính trực tiếp như đang chứng kiến các sự việc xảy ra cùng sự quan sát và trải nghiệm của nhân vật “tôi”. Người đọc cũng như nhân vật “tôi” không biết hết mọi chuyện, luôn cảm thấy bất ngờ, hứng thú theo dõi điều xảy ra tiếp theo của câu chuyện. (2) Lựa chọn điểm nhìn hạn tri của người kể chuyện ngôi thứ nhất giúp nhà văn có thể đi sâu bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật người kể chuyện.

Câu 4:

Phân tích tác dụng của chi tiết kì ảo nói về nguyên nhân Trương Chi sống mãi và trẻ mãi.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Tác dụng của chi tiết kì ảo nói về nguyên nhân Trương Chi sống mãi và trẻ mãi: (1) Chi tiết kì ảo làm tăng tính li kì, hấp dẫn, tạo không gian hư thực cho câu chuyện: Trương Chi bị giết, bị cắt lưỡi nhưng chàng không chết vì vẫn còn trái tim. Không những vậy, chàng còn trẻ mãi vì thuộc được câu hát từ con hến trắng do ông mình truyền lại. (2) Chi tiết kì ảo thể hiện ý nghĩa, thông điệp sâu sắc của văn bản: khẳng định sức sống bất diệt của vẻ đẹp nhân văn và sức mạnh diệu kì của nghệ thuật. Bởi trái tim là biểu tượng cho sự sống; cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn, tính nhân văn của con người, còn có trái tim là còn bất tử. Câu hát là biểu tượng cho nghệ thuật. Nghệ thuật đem lại sức trẻ, nghệ thuật có sức mạnh nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Câu 5:

Trình bày cảm nhận của anh/ chị về sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Thiều trong xây dựng nhân vật Trương Chi ở văn bản trên so với tác giả dẫn gian trong truyện cổ.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh cần chỉ ra và trình bày cảm nhận về sự sáng tạo của nhà văn trong xây dựng nhân vật Trương Chi ở văn bản trên so với tác giả dân gian trong truyện cổ một cách phù hợp.

Cụ thể: (1) Sự sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều thể hiện ở các chi tiết: Trương Chi không chỉ hát hay mà còn có vẻ đẹp cả tâm hồn lẫn hình thể (chứ không xấu xí như trong truyện cổ); bị giết (chứ không tự vẫn như trong truyện cổ). Điều đặc biệt, qua cuộc gặp gỡ nửa hư nửa thực với nhân vật “tôi”, Trương Chi dường như có sức sống bất diệt, trẻ mãi không già. (2) Hiệu quả của sự sáng tạo: + Tác giả đã làm “mới” một hình tượng quen thuộc đi vào tiềm thức của người đọc các thế hệ, không chỉ thay đổi đặc điểm mà còn đưa thêm vào các yếu tố kì ảo và các chi tiết cụ thể để miêu tả nhân vật Trương Chi “đầy đặn” hơn, vừa hư vừa thực, rất sinh động qua bút pháp viết truyện ngắn hiện đại; đem lại sự thích thú, bất ngờ cho người đọc; + Gửi gắm tư tưởng, thông điệp sâu sắc: ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp tài năng, nhân bản của con người; thể hiện niềm tin vào sức mạnh của nghệ thuật.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

LỜI CHÀO

    Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng

    Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

    Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ

    Biết kéo về cả một sắc trời xanh.

    Biết ơn mẹ vẫn tinh cho con thêm một tuổi sinh thành

    “Tuổi của mụ”[1] con nằm tròn bụng mẹ

    Để con quỷ yêu tháng ngày tuổi trẻ

    Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi.

    Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê li

    “Chuyền chuyền một...” miệng, tay buông bắt   

     Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt

    Nền một đời tiếng Việt mãi ngân nga...

    Biết ơn dấu chân bẩm mặt đường xa

    Những dấu chân trần, bùn nặng vết

    Ta đi học quen giẫm vào không biết

    Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi…

(Trích Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng, in trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX

(thơ ca 1945 – 1975), quyển bốn – tập VIII, NXB Văn học, Hà Nội, 2010, tr.711-712)



[1] Tuổi của mụ: Cách tính tuổi của nhân dân ta, chín tháng mười ngày trong bụng mẹ cũng được tính một tuổi, quen gọi là tuổi mụ.

 

Xem đáp án » 24/09/2024 2,161

Câu 2:

Thomas L. Friedman từng phát biểu: “Đứng một mình, bạn không thể nào là một con người hoàn chỉnh,... Bạn phải là người có cội nguồn và là phần không tách khỏi của một vườn ô liu nào đó”.

    Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm trên hay không? Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị.

Xem đáp án » 24/09/2024 578

Câu 3:

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Anh đẹp lắm, vẻ đẹp của một người sông nước.”

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 4:

Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 5:

Phân tích tác dụng của chi tiết kì ảo nói về nguyên nhân Trương Chi sống mãi và trẻ mãi.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 6:

Trình bày cảm nhận của anh/ chị về sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Thiều trong xây dựng nhân vật Trương Chi ở văn bản trên so với tác giả dẫn gian trong truyện cổ.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

tailieugiaovien.com.vn