Câu hỏi:

24/09/2024 647

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc.

b. Thân bài

b1. Giải thích: (1) Bản sắc văn hoá dân tộc: những điểm đặc trưng tạo nên màu sắc văn hoá riêng của một dân tộc, như: nét riêng về phong tục tập quán, về trang phục, lễ hội, về cách ứng xử giữa người với người và những quan niệm về giá trị, về những sản phẩm vật chất và tinh thần như tiếng nói, văn học, nghệ thuật,... của dân tộc đó. Bản sắc văn hoá không sẵn có mà được xây dựng, bồi đắp qua trường kì lịch sử, được giữ gìn, phát triển và truyền trao qua các thế hệ. (2) Giữ gìn là bảo lưu trân trọng những nét tốt đẹp, phát triển là tiếp thu, cải biến để làm cho các giá trị văn hoá đó tiếp tục được khẳng định, “tốt tươi” trong hiện thực đời sống. Câu chuyện giữ gìn và phát triển thời nào cũng đặt ra, nhưng ráo riết hơn bao giờ hết ở bối cảnh hội nhập. (3) Hội nhập là tham gia vào các tổ chức, tạo ra các liên hệ, kết nối giữa các cá nhân, tổ chức, quốc gia, dân tộc. Thời đại hội nhập là thời đại tất cả các quốc gia, dân tộc không còn tồn tại tách biệt riêng lẻ một cách tuyệt đối mà phụ thuộc lẫn nhau, cùng tham gia vào những tổ chức chung, vào guồng

máy sản xuất và tiêu dùng, cùng giải quyết các vấn đề chung và cùng phát triển. Thế hệ trẻ có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập.

b2. Nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh bảo vệ suy nghĩ, quan điểm đã nêu

(1) Giữ gìn và bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập là vấn đề trọng, cấp bách, thực sự có ý nghĩa đối với tất cả các dân tộc, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam: + Quan trọng bởi lẽ, bản sắc văn hoá dân tộc có vai trò sống còn đối với sự tồn vong, phát triển của một dân tộc: • Bản sắc văn hoá giúp bạn bè quốc tế và bản thân chúng ta nhận ra gương mặt của mình giữa đại dương nhân loại. Gương mặt cá nhân, phong cách cá nhân, tâm hồn của cá nhân quan trọng với chúng ta ra sao thì bản sắc văn hoá cũng quan trọng với dân tộc như vậy. Không có bản sắc văn hoá, bạn chỉ là một tồn tại “chân không”, đứt mọi cội nguồn, gốc rễ, chao đảo giữa vòng xoáy của đại dương toàn cầu hoá. Không có dấu ấn riêng, bạn sẽ chẳng là một giá trị độc đáo giữa mọi người. Tương tự như vậy, không có bản sắc văn hoá, một dân tộc biết lấy gì để khắc hoạ nên tâm hồn, cốt cách của chính mình; • Bản sắc văn hoá giúp các quốc gia dân tộc chống lại sự xâm lăng, nô dịch văn hoá, chống lại sự mất chủ quyền về văn hoá. Hãy nhớ lại bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc để thêm thấm thía điều này. Đất nước ta từng trải qua đêm trường nô lệ dằng dặc suốt mười thế kỉ Bắc thuộc. Phương Bắc tìm mọi cách nô dịch, đồng hoá, Hán hoá người Việt. Nhưng bất chấp điều đó, bản sắc văn hoá là một mã “gen” dai dẳng, vượt lên tất thảy những mưu mô thấm độc của kẻ thù. Người Việt vẫn là mình trong những phong tục tập quán như tục ăn trầu, nhuộm răng đen, cách ăn mặc, các lễ hội,... đặc biệt là tinh thần yêu nước thượng nhà, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù. Câu chuyện “Buổi học cuối cùng” với lời nói của thầy Ha-men “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù,...” là lời khẳng định sức mạnh của văn hoá; • Bản sắc văn hoá quan trọng vì nó là điểm nhấn, điểm riêng, điểm mạnh thu hút sự quan tâm của các quốc gia khác, là nguồn lực để chúng ta phát triển trong bối cảnh mở cửa hiện nay; + Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề cấp bách bởi lẽ, tuy quan trọng như vậy, nhưng trong những năm gần đây, văn hoá đang có dấu hiệu xuống cấp, bị xói mòn, mai một, bị pha tạp, lai căng, để lại những hậu quả khôn lường cho hiện tại và tương lai vì nhiều nguyên nhân; + Chúng ta có thể quan sát thấy sự xói mòn mai một các giá trị bản sắc văn hoá trong những phong tục, tập quán của con người. Tục mừng tuổi khi Tết đến xuân về là một ví dụ. Mừng tuổi trước đây là một phong tục đẹp, thể hiện lời chúc tốt đẹp, may mắn của người lớn dành cho trẻ em hoặc người già. Nhưng nay, mừng tuổi có nhiều lúc bị biến tướng, thị trường hoá, bị lợi dụng như một phương cách để nhiều người trục lợi. Các lễ hội ở nhiều vùng cũng bị thương mại hoá không còn mang đậm bản sắc dân tộc như nó vốn có,...; + Sự xói mòn văn hoá cũng xảy ra trong cách ứng xử giữa người với người. Nhiều câu chuyện đau lòng về việc cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em mẫu thuẫn, thậm chí gây án mạng chỉ vì tranh chấp tài sản. Có những trường hợp con cái đùn đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ. Ngoài xã hội, cách ứng xử giữa người với người nhiều khi dựa trên sự chi phối của đồng tiền và lợi ích vật chất,...; + Trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, không hiếm những tác phẩm chạy theo thị hiếu của người đọc, người xem, hi sinh phẩm chất của nghệ thuật. Lấy tiêu chí lợi nhuận làm đầu, một số nhạc sĩ, ca sĩ thị trường đã sáng tác và biểu diễn nhiều bài hát có ngôn từ thiếu trau chuốt, thậm chí là phản cảm; + Ở lĩnh vực ngôn ngữ, sự trong sáng của tiếng Việt bị đe doạ nghiêm trọng. Hiện tượng chêm xen, “sáng tạo” vô tội vạ, bất chấp ý nghĩa đã khiến cho tiếng Việt nhiều lúc trở nên xa lạ, khó hiểu, “què cụt”,... (2) Thế hệ trẻ cần ý thức được trách nhiệm của mình và tích cực hành động trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở thời kì hội nhập: + Giữ gìn bản sắc văn hoá cần bắt đầu từ việc chọn lựa các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc để tiếp tục duy trì, làm cho nó “đâm chồi nảy lộc” trong cuộc sống. Đó là các giá trị như tình yêu quê hương đất nước, tình cảm nhân ái “bầu ơi thương lấy bí cùng”, sự chia sẻ cộng đồng “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân tổ tiên, các bậc anh hùng, liệt sĩ xả thân vì dân tộc. Đó là sự hiếu học, cần cù, ý chí phấn đấu vượt khó khăn gian khổ. Đó là các phong tục đẹp như lễ Tết, lễ hội đền Hùng, lễ tịch điền, cầu quốc thái dân an vào những dịp đầu năm...; + Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là không ngừng đấu tranh để loại bỏ những hủ tục, thói quen không còn phù hợp với cuộc sống. Chuyện cướp vợ tảo hôn ở miền núi, thói trọng nam khinh nữ, thói quen “giờ cao su” trong công việc, thói quen nhòm ngó can thiệp quá sâu vào đời tư của người khác, các lễ hội có nguy cơ cổ vũ bạo lực, đối xử thô bạo với tự nhiên như hội chọi trâu, chém lợn,... cần được loại bỏ; + Giữ gìn cần đi liền với phát triển. Để phát triển cần đưa các giá trị văn hoá vào đời sống, trở thành những thực hành văn hoá của cộng đồng chứ không phải chỉ nằm trên sách vở. Ngoài ra, trong thời kì hội nhập, việc phát triển cần gắn với việc biến văn hoá thành nguồn lực thu hút khách du lịch, bạn bè quốc tế. Thế giới đến với Việt Nam vì đó là nơi họ có thể khám phá những vẻ đẹp văn hoá mới mẻ, hấp dẫn, những lễ hội, phong tục đậm bản sắc. Họ đến Việt Nam là để được khám phá giá trị độc đáo của cộng đồng hơn năm mươi dân tộc anh em trên dải đất này. Họ đến Việt Nam để cùng làm ăn buôn bán vì tin vào nguồn lực con người Việt Nam với những nền tảng văn hoá được tạo dựng,...; + Để phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, cần có bộ lọc để lựa chọn những tinh hoa văn hoá thế giới, tạo nên sự tiếp biến văn hoá. Trong lịch sử của dân tộc, chúng ta tiếp thu văn hoá Trung Hoa để tạo nên những áng thơ Đường luật chữ Hán, chữ Nôm. Chúng ta tiếp thu văn hoá Pháp, Anh và quốc tế để tạo nên những lớp từ mượn phong phú, làm cho tiếng Việt thêm đa dạng và giàu đẹp. Ngày nay, trong thời hội nhập, bên cạnh các ngày lễ truyền thống, chúng ta đã tiếp nhận thêm những ngày lễ của thế giới như lễ Tình nhân, Halloween, Noel,... Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập, con người Việt Nam cũng đang từng ngày từng giờ học tập quốc tế để trở thành những người lao động có tay nghề cao, biết thượng tôn pháp luật, tôn trọng kỉ luật lao động, nghiêm chỉnh trong thực hiện giờ giấc,...

b3. Bình luận, liên hệ

(1) Giữ gìn không có nghĩa là đóng cửa, “bế quan toả cảng”. Không ai có thể tồn tại tách khỏi cộng đồng chung. Văn hoá không được rộng mở thì cũng không có cơ hội phát triển. (2) Phát triển văn hoá cần có kinh phí, nhưng kinh phí không phải là tất cả. (3) Là người Việt Nam, trải nghiệm những phong tục tập quán, giá trị của người Việt Nam, bạn tin tưởng mình sẽ mang đến cho bạn bè năm châu những điều gì?

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và khích lệ thế hệ trẻ cùng hành động để trở thành những chủ nhân văn hoa đích thực của đất nước.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án » 24/09/2024 326

Câu 2:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng và tư tưởng của người viết trong văn bản sau:

4.6.68

Càng đi vào thực tế càng thấy phức tạp. Con người sao sống với nhiều đòi hỏi quả đi. Không bao giờ thoả mãn được cả. Càng ngày càng muốn hoàn chỉnh, càng ngày càng lắm yêu cầu và trong những bước tiến lên ấy bao nhiêu là gai góc cản trở, nếu không vững trí bền tâm sẽ dễ dàng thất bại.

Ơi cô gái sống với bao suy nghĩ kia ơi, nghĩ làm gì cho nhiều để rồi phải nặng những đau buồn. Hãy cứ tìm lấy những niềm vui đi, hãy cứ sống giàu lòng tha thứ, giàu sự hi sinh một cách tự giác đi. Đừng đòi hỏi ở cuộc đời quá nhiều nữa.

Mưa vẫn cứ rơi hoài. Mưa càng thêm buồn thấm thía và mưa lạnh làm cho người ta thèm khát vô cùng một cảnh sum họp của gia đình. Ước gì có cánh bay về căn nhà xinh đẹp ở phố Lò Đúc để cùng ba má và các em ăn một bữa cơm rau muống và nằm trong tấm chăn bông ấm áp ngủ một giấc ngon lành. Đêm qua mơ thấy Hoà bình lập lại, mình trở về gặp lại mọi người. Ôi, giấc mơ Hoà bình lập lại đã cháy bỏng trong lòng cả ba mươi triệu đồng bào ta từ lâu rồi. Vì nền Hoà bình độc lập ấy mà chúng ta đã hi sinh tất cả. Biết bao người đã tình nguyện hiến dâng cả cuộc đời mình vì bốn chữ Độc lập Tự do. Cả mình nữa, mình cũng đã hi sinh cuộc sống riêng mình vì sự nghiệp vĩ đại ấy.

(Trích: Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm[1], NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005, tr.54)



[1] Đặng Thuỳ Trâm (1942 – 1970), quê ở Thừa Thiên Huế, sinh ra trong một gia đình trí thức và lớn lên ở Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1966, chị xung phong vào chiến trường miền Nam, trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chị được phân công phụ trách một bệnh viện ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, chuyên điều trị cho các thương, bệnh binh. Chị hi sinh vào ngày 22/6/1970 khi chưa đầy 28 tuổi trong một chuyến công tác.

Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm là tập nhật kí được nữ bác sĩ viết trong những năm 1968 – 1970, ghi chép chân thực cuộc sống của bản thân và đồng đội nơi tuyến đầu, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh, về khát vọng cháy bỏng ngày đất nước hoà bình để chị được trở về Hà Nội thân yêu.

 

Xem đáp án » 24/09/2024 245

Câu 3:

Ghi lại các từ ngữ chỉ thái độ, phong cách sống của nhân vật trữ tình.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 4:

Nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 5:

Anh/ Chị nhận xét như thế nào về cấu tứ của đoạn thơ trên?

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 6:

Từ đoạn thơ, hãy nêu ngắn gọn quan điểm sống của anh/ chị. Vì sao anh/ chị lại chọn quan điểm sống ấy?

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

tailieugiaovien.com.vn