Câu hỏi:
24/09/2024 4,044I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CHỈ Ở LÒNG TA
(Trích)
(Xuân Diệu)
... Tôi vốn biết cuộc đời thường đạm bạc,
Nên mang theo từng suối rượu, nguồn tình;
Đem mến yêu làm cho cảnh thêm xinh,
Cứ phong nhã để cho người bớt tục,
Để lây lửa chuyển những lòng giá đúc
Phải ấm lên vì bắt chước tôi nồng;
Để bùng tia trong những mắt tê đông,.
Và gợi nhịp khiến hồn lười phải thức;
Để giục tiếng chim của niềm rạo rực,
Để thay cánh rụng của nỗi phai tàn
Để tươi cười mà âu yếm nhân gian,
Tôi có sẵn một Mặt Trời giữa ngực.
(In trong: Thơ Xuân Diệu, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1993, tr.47-48)
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tám chữ.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Ghi lại các từ ngữ chỉ thái độ, phong cách sống của nhân vật trữ tình.
Lời giải của GV VietJack
Các từ ngữ chỉ thái độ, phong cách sống của nhân vật trữ tình: mang theo từng suối rượu, nguồn tình; mến yêu; phong nhã, nồng.
Câu 3:
Nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.
Lời giải của GV VietJack
Đoạn thơ có một số biện pháp tu từ như: ẩn dụ (hai dòng thơ đầu, dòng thơ cuối,...); tương phản (thể hiện qua các từ trái nghĩa như phong nhã tục, giá đúc – ấm,...); điệp cấu trúc câu (Để...);... Học sinh chọn và nêu tác dụng của một biện pháp trong số các biện pháp tu từ ấy.
Ví dụ: Nhà thơ Xuân Diệu sử dụng biện pháp ẩn dụ ở dòng thơ “Tôi có sẵn một Mặt Trời giữa ngực”. “Mặt Trời giữa ngực” chính là tình yêu đời sống nồng nàn, cháy bỏng luôn thường trực (“có sẵn”) trong tâm hồn của nhà thơ; là cách nhìn đời sống lạc quan, tích cực. Xuân Diệu dùng tình yêu ấy, cách nhìn ấy để yêu đời, yêu người. Hơn thế nữa, ông muốn lan toả tình yêu ấy sang mọi người để mọi người cũng yêu đời, yêu người như ông. Phải có tình yêu cuộc sống mãnh liệt, Xuân Diệu mới có “Mặt Trời giữa ngực” như thế.
Câu 4:
Anh/ Chị nhận xét như thế nào về cấu tứ của đoạn thơ trên?
Lời giải của GV VietJack
Trong đoạn thơ, Xuân Diệu đã triển khai, tổ chức hình ảnh, mạch cảm xúc theo cách tương phản, tạo nên sự đối lập giữa cuộc đời và thái độ, phong cách sống của nhiều người (đạm bạc, tục, giá đúc,...) với thái độ, phong cách sống của tác giả (mang theo suối rượu, nguồn tình, mến yêu, phong nhã, nồng,...). Với cấu tử này, nhà thơ nhấn mạnh, khẳng định quan điểm, cách sống riêng, tích cực của bản thân; đồng thời mong muốn làm cho cuộc đời trở nên đẹp đẽ, con người trở nên tràn đầy sức sống và có nhiều niềm vui, hạnh phúc.
Câu 5:
Từ đoạn thơ, hãy nêu ngắn gọn quan điểm sống của anh/ chị. Vì sao anh/ chị lại chọn quan điểm sống ấy?
Lời giải của GV VietJack
Trong đoạn thơ, Xuân Diệu đã thể hiện một quan điểm sống tích cực: sống chủ động, yêu đời và yêu người nồng nàn, cháy bỏng (cho dù cuộc đời không như ý), muốn làm cho cuộc đời trở nên đẹp đẽ, đáng sống.
Từ quan điểm đó của nhà thơ, anh/ chị hãy nêu ngắn gọn quan điểm sống của mình và giải thích vì sao mình lại chọn quan điểm ấy (bằng cách chỉ ra ý nghĩa, giá trị của cách sống ấy trong việc làm cho bản thân và cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập.
Câu 2:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng và tư tưởng của người viết trong văn bản sau:
4.6.68
Càng đi vào thực tế càng thấy phức tạp. Con người sao sống với nhiều đòi hỏi quả đi. Không bao giờ thoả mãn được cả. Càng ngày càng muốn hoàn chỉnh, càng ngày càng lắm yêu cầu và trong những bước tiến lên ấy bao nhiêu là gai góc cản trở, nếu không vững trí bền tâm sẽ dễ dàng thất bại.
Ơi cô gái sống với bao suy nghĩ kia ơi, nghĩ làm gì cho nhiều để rồi phải nặng những đau buồn. Hãy cứ tìm lấy những niềm vui đi, hãy cứ sống giàu lòng tha thứ, giàu sự hi sinh một cách tự giác đi. Đừng đòi hỏi ở cuộc đời quá nhiều nữa.
Mưa vẫn cứ rơi hoài. Mưa càng thêm buồn thấm thía và mưa lạnh làm cho người ta thèm khát vô cùng một cảnh sum họp của gia đình. Ước gì có cánh bay về căn nhà xinh đẹp ở phố Lò Đúc để cùng ba má và các em ăn một bữa cơm rau muống và nằm trong tấm chăn bông ấm áp ngủ một giấc ngon lành. Đêm qua mơ thấy Hoà bình lập lại, mình trở về gặp lại mọi người. Ôi, giấc mơ Hoà bình lập lại đã cháy bỏng trong lòng cả ba mươi triệu đồng bào ta từ lâu rồi. Vì nền Hoà bình độc lập ấy mà chúng ta đã hi sinh tất cả. Biết bao người đã tình nguyện hiến dâng cả cuộc đời mình vì bốn chữ Độc lập Tự do. Cả mình nữa, mình cũng đã hi sinh cuộc sống riêng mình vì sự nghiệp vĩ đại ấy.
(Trích: Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm[1], NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005, tr.54)
[1] Đặng Thuỳ Trâm (1942 – 1970), quê ở Thừa Thiên Huế, sinh ra trong một gia đình trí thức và lớn lên ở Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1966, chị xung phong vào chiến trường miền Nam, trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chị được phân công phụ trách một bệnh viện ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, chuyên điều trị cho các thương, bệnh binh. Chị hi sinh vào ngày 22/6/1970 khi chưa đầy 28 tuổi trong một chuyến công tác.
Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm là tập nhật kí được nữ bác sĩ viết trong những năm 1968 – 1970, ghi chép chân thực cuộc sống của bản thân và đồng đội nơi tuyến đầu, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh, về khát vọng cháy bỏng ngày đất nước hoà bình để chị được trở về Hà Nội thân yêu.
Câu 3:
Ghi lại các từ ngữ chỉ thái độ, phong cách sống của nhân vật trữ tình.
Câu 6:
Từ đoạn thơ, hãy nêu ngắn gọn quan điểm sống của anh/ chị. Vì sao anh/ chị lại chọn quan điểm sống ấy?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!