Câu hỏi:

24/09/2024 1,412

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TÔI KÉO XE

(Trích)

(Tam Lang)

Tóm tắt phần trước: Tác giả – nhân vật “tôi” – là một nhà báo, vào vai một người thất nghiệp đi xin việc, gia nhập vào đội phu kéo xe ở Hà Nội để có những trải nghiệm chân thực về công việc này, phục vụ cho việc viết bài.

Cái cuốc[1] từ Đồn Thuỷ lên Yên Phụ.

Phía sau chiếc xe bị xô mạnh, tôi cũng văng mình đi. Ngẩng nhìn lên, ảnh cây đèn giữa phố đã rọi sáng xuống vỉa hè một con đường vắng tanh vắng ngắt

. Trước mắt tôi, lù lù một người đứng.

Chẳng kịp để tôi dụi mắt, người ấy đã nhảy lên xe, gieo mạnh đít xuống nệm, rồi nện gót giày xuống sàn xe, mà thét

- A-lê! Di mao leen[2]!

Tôi tất tả chụp nón vào đầu, nâng cao càng gỗ hi hoáy quay xe ra đường. Tại sao tôi lại chịu kéo người? Thật lúc đó, chính tôi, tôi cũng không biết.

Máu trong người tôi, bấy giờ hình như luân chuyển hàng lắm. Cắm cổ đưa hai khuỷu tay lên khỏi lưng như hai chiếc càng châu chấu rồi xoạc chân bước, bước thứ nhất, tôi tưởng chừng như có thể nuốt nổi được một lúc, mấy dặm đường.

 Nhưng sự thật nó khác hẳn với bụng nghĩ của mình.

Chạy đến bước thứ ba, tôi đã thấy như mất hết thịt ở hai gót chân, chỉ còn trơ có cái xương nhói buốt. Người tôi, vốn mập. Cái bụng bấy giờ, tôi thấy như chảy vệ thêm ra mà đưa lủng lẳng như bụng lợn dưới cái khung xương sườn

- Mao leen! A-lê, mao leen!

Mỗi cái gót giày nện vào sàn xe như đánh thẳng lên gáy tôi cho guc xuống. Chân tôi, ngày thường vẫn đi chữ bát[3] lúc ấy hình như đi vòng kiềng[4]. Ruột thì như vặn từ dưới rốn đưa lên, cổ thì nóng như cái ống gang, đưa hơi lửa ra không kịp.

Ì ạch mãi, rồi tôi cũng tha được ông khách của tôi đến đầu Cầu Đất... Miệng thở, mũi thở, rồi đến cả tai cũng thở, mồ hôi thì toát ra như mồ hôi trõ. Rồi tôi thấy tôi không phải là người nữa, chỉ là một cái... nồi sốt de[5].

Từ Cột Đồng Hồ trở đi, bước chân tôi chạy đã thuần, nhưng miệng tôi vẫn há hốc ra mà thở. Cũng như hai bánh cao su tuy vẫn quay vòng trên đường nhựa mà chiếc xe thì cứ bập bềnh như muốn đưa tôi lên khỏi mặt đất, hay dúi tôi ngã khuỵu xuống rãnh hè.

Ai chẳng bảo tôi đã khiến nổi hai tay xe. Tôi thì tôi bảo: làm thân người phu xe tay là tự nguyện củi đầu dưới quyền sai khiến của hai cánh tay gỗ.

[...]

Ngồi nghĩ ngợi lan man sau khi đã mặc bộ quần áo phu xe, nghe người ta mắng chửi, chịu người ta đánh đòn, tôi lại sực nhớ đến một ông già tôi gặp khoảng

ba năm trước.

-Kéo xe đôi, – bạn tôi với tôi – ông già chạy chậm.

Bạn tôi gắt:

– Chạy nhanh lên chứ, khéo khi lắm!

Ông già vừa thở vừa đáp:

-Các thầy có kéo xe như tôi, các thầy mới biết!

Bạn tôi nhảy xuống xe toan đánh thằng xe hỗn, nếu tôi không tốt can...

Chuyện ấy, đã ba năm.

Bây giờ, chắc ông già ấy đã chết.

Mà làm nghề này, sống lâu làm sao được? Chạy suốt ngày. Ăn không đủ. Tấm thân lại dầm mưa dãi nắng...

Người ta nói:

- Quả ở xứ nóng, quả chín sớm.

Tôi bảo:

– Người làm cu-li xe kéo, người chết non.

(Trích: Tôi kéo xe, in trong Phóng sự Việt Nam 1932 – 1945, Tam Lang, Hoàng Đạo, Nguyễn Đình Lạp, NXB Văn học, Hà Nội, 2009, tr.13-18)



[1] Cuốc (cuốc xe): một lượt chạy xe hoặc một chuyến kéo xe.

[2] Ý nói đi nhanh, gấp

[3] Chữ bát: khi đi, hai đầu bàn chân thường hướng ra, hai gót chân hướng sát vào nhau

[4] Vòng kiềng: khi đi, chân cong như hình chữ O.

[5] Nồi sốt de: nồi hơi

Văn bản ghi chép về sự việc gì?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đoạn trích ghi chép về sự việc nhân vật “tôi” kéo một “cuốc từ Đồn Thuỷ lên Yên Phụ” và những cảm nghĩ của “tôi” trong và sau khi kéo xe.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Câu văn “Trước mắt tôi, lù lù một người đứng.” phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường như thế nào?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Câu văn “Trước mắt tôi, lù lù một người đứng.” phá vỡ quy tác ngôn ngữ thông thường bằng cách thay đổi trật tự từ trong câu (đưa tính từ “lù lừ” lên trước danh từ “một người”). Theo cách diễn đạt thông thường, câu đó sẽ là: “Trước mắt tôi, một người đứng lù lù.”

Câu 3:

Chi tiết nào trong văn bản gây ấn tượng nhất đối với anh/ chị? Vì sao?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh lựa chọn một chi tiết trong đoạn trích gây ấn tượng nhất đối với mình (có thể là chi tiết miêu tả những cảm giác, cảm xúc hoặc nói lên suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong lúc kéo xe hoặc sau khi kéo xe); giải thích vì sao chi tiết đó lại khiến mình thích thú hoặc ám ảnh.

Ví dụ: Câu nói ở cuối đoạn trích của nhân vật “tôi”: “Người làm cu-li xe kéo, người chết non!

Câu nói ấy cho thấy sự vất vả, nhọc nhằn của người làm nghề kéo xe. Họ không chỉ phải trải qua những nỗi đau đớn về thể xác mà còn cảm thấy tủi nhục do bị ức hiếp, coi thường. Những sự đoạ đày về cả thể xác và tinh thần ấy có thể khiến họ “chết non”. Câu nói ấy gián tiếp phản ánh thân phận bất hạnh của những người phu xe và những bất công, ngang trái trong xã hội đương thời.

Câu 4:

Qua văn bản, tác giả thể hiện tình cảm, tư tưởng gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh cần nhấn mạnh qua đoạn trích, tác giả thể hiện sự cảm thương đối với những kiếp người bần cùng phải đem thân mình làm thân trâu ngựa để kiếm sống; đồng thời khẳng định nghề kéo xe hay “người kéo người” là một “cái nhục chung” của xã hội, từ đó gián tiếp lên tiếng cần phải loại bỏ cái nghề này ra khỏi đời sống xã hội.

Câu 5:

Việc tác giả – một nhà báo – chọn trải nghiệm nghề nghiệp của người kéo xe để hiểu và viết về công việc ấy gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Ngoài việc đọc văn bản, học sinh cần đọc kĩ phần tóm tắt để hiểu hơn về trải nghiệm của tác giả, từ đó nêu ra những suy nghĩ riêng của bản thân. Tham khảo: Trải nghiệm của tác giả – một nhà báo (nhân vật “tôi”) với nghề nghiệp của người kéo xe để viết phóng sự về nghề này cho ta thấy đây là một nhà báo chân chính, có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Để có tư liệu viết bài, ông đã thâm nhập vào đời sống của nhân vật, trải qua những cảm giác đau đớn, tủi nhục thực sự để có những tư liệu chính xác. Từ đó, có thể thấy rằng, nhà báo muốn viết phóng sự và làm cho tác phẩm của mình có giá trị trong việc góp phần cải tạo đời sống xã hội thì cần phải thâm nhập sâu vào đời sống, có những trải nghiệm chân thực, khai thác thông tin một cách tinh tế,... Đồng thời, trải nghiệm đó cũng cho chúng ta thấy khi làm bất cứ việc gì, mỗi người cần có tinh thần trách nhiệm, có nhiệt huyết và luôn biết hướng tới những giá trị tốt đẹp.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ sau:

BA RƯỠI SÁNG

(Trúc Thông)

 

Vào phố

 vượt cầu

phăm phăm ngựa sắt

 Giật lấy miếng ăn

bằng bàn tay lương thiện

Các con ơi hãy ngủ

đến lúc mặt trời lên

rồi chơi cô dâu, công chúa,

 nữ hoàng

phi ngựa lướt một nghìn

trận gió,...

Chơi thật cuộc đời

chúng ta

đẫm ảo.

(Văn nghệ trẻ, ngày 16-5-2024)

Xem đáp án » 24/09/2024 1,963

Câu 2:

Hiện nay, nhiều học sinh được cha mẹ trang bị điện thoại thông minh, máy tính bảng để làm phương tiện học tập nhưng có một số bạn chưa biết cách sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng để học tập một cách hiệu quả.

Anh/ Chị hãy viết bài văn bàn luận và nêu ra những giải pháp để cải thiện vấn đề này.

Xem đáp án » 24/09/2024 1,486

Câu 3:

Câu văn “Trước mắt tôi, lù lù một người đứng.” phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường như thế nào?

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 4:

Chi tiết nào trong văn bản gây ấn tượng nhất đối với anh/ chị? Vì sao?

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 5:

Qua văn bản, tác giả thể hiện tình cảm, tư tưởng gì?

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 6:

Việc tác giả – một nhà báo – chọn trải nghiệm nghề nghiệp của người kéo xe để hiểu và viết về công việc ấy gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì?

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Bình luận


Bình luận