Câu hỏi:

24/09/2024 1,114

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

ĐỜI THỪA

(Trích)

(Nam Cao)

Tóm tắt phần trước: Hộ vốn là một nhà văn nghèo, có hoài bão lớn, luôn xong sẽ viết được một tác phẩm làm lu mờ hết các tác phẩm cùng thời. Anh đã cứu vớt, cưu mang mẹ con Từ khi Từ bị tình phụ. Nhưng từ khi ghép đời Từ vào cuộc đời của mình, Hộ có cả một gia đình phải chăm lo. Những gánh nặng cơm áo gạo tiền đã khiến Hộ phải điên người lên, phải viết vội vàng. Chính Hộ phải xấu hổ về những tác phẩm vô vị, nhạt nhẽo của mình. Cuộc sống ngày một khó khăn, Hộ đau khổ vì vỡ mộng, hoài bão tiêu tan. Anh tìm đến với bia rượu, mỗi lần say anh trở thành kẻ vũ phu, khi tỉnh rượu lại ân hận, thề thốt, hứa hẹn với Từ như một người chồng tốt...

Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. Hắn thấy mình mẩy đau như dần, đầu nặng, miệng khô và đắng. Cổ thì ráo và rát cháy. Hẳn đưa tay với ấm nước ở trên bàn để uống. Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm. Đó là sự ý tứ của Từ. Hộ hiểu thế, và lòng buồn nao nao. Bởi hắn lờ mờ nhớ ra rằng: hình như đêm qua hắn say rượu, đi la cà chán rồi về, lại gây sự với Từ; hình như hắn lại đánh cả Từ, đuổi Từ đi, rồi mới đóng cửa lại và đi ngủ. Hắn đột nhiên hoảng sợ, nhổm dậy, mắt nhớn nhác tìm Từ. Nhưng không! Từ vẫn còn nhà... Chắc hẳn trong lúc quá say, hẳn gài cửa nhưng chưa gài được, thành thử khi thấy hắn ngủ mệt rồi, Từ lại bế con vào. Bây giờ Từ đang thiếp đi trên võng, đứa con nhỏ nằm bên. Từ vốn dậy sớm quen. Sáng nay, chắc Từ mệt quá, vừa mới lịm đi, nên mới ngủ trưa như thế. Đầu Từ ngoẹo về một bên. Một tay Từ trật ra ngoài mép võng, sã xuống, cái bàn tay hơi xòe ra lỏng lẻo. Dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não. Hắn bùi ngùi.

Chao ôi! Trông Từ nằm thật đáng thương! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời người! Cải tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ. Hộ nhớ ra rằng: một đôi lúc, nếu nhìn kĩ thì Từ khó mặt lắm. Đột nhiên Hộ nảy ra ý muốn lại gần Từ, nhìn kĩ xem mặt Từ lúc bây giờ ra sao? Hắn rón rén, đi chân không lại. Hắn ngồi xổm ngay xuống đất, bên cạnh võng và cổ thở cho thật khẽ. Hắn ngắm nghía mặt Từ lâu lắm. Da mặt Từ xanh nhợt; môi nhợt nhạt; mi mắt hơi tim tím và chung quanh mắt có quầng, đôi má đã hơi hóp lại khiến mặt hơi có cạnh. Hộ khẽ thở dài và lắc đầu ái ngại. Hắn dịu dàng nắm lấy tay sẽ xuống của Từ. Cái bàn tay lủng củng rặt những xương! Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bóng ra, làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. Cái cổ tay mỏng manh. Tất cả lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, cần được hắn che chở và bênh vực... Một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật, cần được hắn vỗ về an ủi... Thế mà hắn đã làm gì để cho đời Từ đỡ khổ hơn? Hắn đã làm gì để cho Từ khỏi khổ? Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc... Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc. Từ thức dậy, Từ hiểu ngay, không cần hỏi một câu nào cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa nước. Từ khẽ rút tay ra, vòng lên cổ chồng, nhẹ nhàng dúi hắn vào, để hắn gục đầu lên cạnh ngực Từ. Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc:

– Anh..... anh... chỉ là một thằng khốn nạn....

– Không!... Anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ...

Từ bảo thế. Tay Từ níu mạnh hơn một chút. Ngực Từ thổn thức. Từ chực ngả đầu sát vào vai Hộ. Nhưng đứa con, bị giằng, khóc thét lên. Từ vội buông chồng ra để vỗ con. Tiếng vẫn còn ướt lệ, Từ dỗ nó:

 – A! Mợ[1] đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình... Mợ thương... Hộ đã tránh chỗ để Từ đưa võng... Từ vừa đưa vừa hát:

Ai làm cho khói lên giời,

Cho mưa xuống đất, cho người biệt li

Ai làm cho Nam, Bắc phân kì,

 Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân...

(In trong: Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập một,

 NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr.207-208)

 



[1] Mợ: mẹ.

Nêu sự việc được kể trong đoạn trích trên.

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn lý Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đoạn trích kể lại việc Hộ thức dậy, thấy ân hận, dằn vặt vì tối hôm trước say rượu và đã đánh đuổi vợ đi.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong lời thoại: “A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình... Mợ thương...”

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong lời thoại: “A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình,... Mợ thương...” (1) Là lời nói của Từ, hướng tới đứa con. (2) Sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm (trợ từ, thán từ); sử dụng các câu ngắn, câu đặc biệt.

Câu 3:

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Người kể chuyện trong văn bản đặt điểm nhìn vào nhân vật Hộ, kê qua cái nhìn, tâm trạng, suy nghĩ của Hộ. Đó là điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri.

Tác dụng: giúp nhà văn vừa kể chuyện vừa đi sâu phân tích được tâm lí của nhân vật này; giúp nhà văn diễn tả một cách cụ thể những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật Hộ về những hành động, cử chỉ của bản thân và về người vợ (Từ).

Câu 4:

Qua các lời thoại: “Anh... anh... chỉ là một thằng... khốn nạn!...” và Không!... anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ... anh/ chị hiểu gì về nhân vật Hộ, nhân vật Từ?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

1) Lời thoại: “Anh... anh... chỉ là một thằng khốn nạn!” của Hộ cho thấy sự ăn năn, day dứt của Hộ sau khi nhớ lại những hành động, cử chỉ đê tiện của mình: “đêm qua hẳn say rượu, đi la cà chán rồi về, lại gây sự với Từ; hình như hắn lại đánh cả Từ, đuổi Từ đi, rồi mới đóng cửa lại và đi ngủ...”. (2) Lời thoại Không!... Anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ,...” của Từ cho thấy Từ là một người phụ nữ giàu lòng vị tha, thấu hiểu sự vất vả của người chồng.

Câu 5:

Anh/ Chị thích nhất chi tiết nào trong đoạn trích? Vì sao?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh lựa chọn một chi tiết liên quan đến nhân vật Hộ hoặc Từ, lí giải vì sao mình lại thích nhất chi tiết đó bằng cách chỉ ra xem chi tiết đó nói lên hành động/ cử chỉ/ suy nghĩ nào của nhân vật, cho thấy nhân vật là người như thế nào, chi tiết ấy có chứa đựng yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào không.

Ví dụ: Chi tiết “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”. Đây là chi tiết nói lên “sự ý tứ của Từ” như “Hộ hiểu thế”. Mặc dù bị chồng đối xử tệ bạc (bị đánh đuổi đi) nhưng biết khi chồng tỉnh dậy sẽ khát nước (do uống nhiều rượu, miệng sẽ khô và đắng) nên Từ đã chuẩn bị một ấm đầy nước ấm cho chồng. Chi tiết cho thấy Từ là một người vợ hiền lành, ý tứ, luôn mang trong mình sự biết ơn đối với chồng, thấu hiểu được gánh nặng và những đau khổ mà người chồng phải trải qua.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ sau:

THUẬT HỨNG[1] (Số 24)

(Nguyễn Trãi)

Công danh đã được hợp[2] về nhàn

 Lành dữ âu chỉ[3] thế ngợi khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa[4] thanh, phát cỏ ương sen.

 Kho thu phong nguyệt[5] đầy qua nóc[6],

Thuyền chở yên hà[7] nặng vậy then[8]

. Bui có một lòng trung liễn[9] hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen[10]'

(Theo: Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội,Hà Nội, 1976, tr.418-419)



[1] Thuật hứng: Giãi bày hứng thú riêng.

[2] Hợp: nên.

 

[3] Âu chi: lo chi

[4] Dia: ao.

[5] Phong nguyệt: gió trăng

[6] Đầy qua nóc: đầy tràn lên quá nóc kho

[7] Yên hà: khói lam chiều, ráng mây đỏ.

[8] Nặng vạy then: chở nặng quá làm cho then thuyền vạy đi, oằn xuống.

[9] Liễn: lẫn.

[10] Ý cả câu: Mài mà không mòn, nhuộm mà không đen

Xem đáp án » 24/09/2024 2,709

Câu 2:

Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về sự thức tỉnh của con người trong cuộc sống.

Xem đáp án » 24/09/2024 686

Câu 3:

Chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong lời thoại: “A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình... Mợ thương...”

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 4:

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 5:

Qua các lời thoại: “Anh... anh... chỉ là một thằng... khốn nạn!...” và Không!... anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ... anh/ chị hiểu gì về nhân vật Hộ, nhân vật Từ?

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 6:

Anh/ Chị thích nhất chi tiết nào trong đoạn trích? Vì sao?

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Sách cho 2k7 ôn luyện THPT-vs-DGNL