Câu hỏi:

24/09/2024 993

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU – NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC

(Trích)

(Phạm Văn Đồng)

          Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của “Lục Vân Tiên”, hiểu “Lục Vân Tiên” khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược. Ông vốn là một nhà nho sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc đất nước lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ nó soi tỏ tâm hồn trong sáng, cao quý lạ thường của tác giả và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!

“Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã!”. Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng. Cảnh đất nước cũng như cảnh riêng càng long đong, đen tối, thì khí tiết của người chí sĩ yêu nước càng cao cả, rạng rỡ: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt/ Lòng đạo xin tròn một tấm gương”.

Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng: “Học theo ngòi bút chi công/ Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân thu!” hay: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”

Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và Nguyễn Đình Chiểu trọng chức trách của mình chừng nào thì càng khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa chừng nẩy: “Thấy nay cũng nhóm văn chương Vóc dê da cọp khôn lường thực hư!” [...]

Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Ngòi bút – tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu – đã diễn tả, thật sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước. Chúng ta hãy đọc lại nhiều đoạn trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” [...] Bài văn ấy của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Hai bài văn hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...”.

Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ.

(Bài viết vào tháng 7/1963 nhân dịp kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, in trong: Tuyển tập Phạm Văn Đồng, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008)

Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Vấn đề nghị luận của văn bản: Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua thơ, văn.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Người viết đã sử dụng hai cậu nào trong bài để nêu nhận xét khái quát, chính xác và sinh động về đặc điểm, giá trị văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Hai câu trong bài nêu nhận xét khái quát, chính xác và sinh động về đặc điểm, giá trị văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.”

Câu 3:

Nêu nhận xét về việc lựa chọn và sử dụng bằng chứng của người viết trong văn bản.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh có thể nêu lên nhận xét khác nhau nhưng cần phù hợp với việc lựa chọn và sử dụng bằng chứng trong văn bản: (1) Bằng chứng tiêu biểu (đều là những câu thơ hoặc đoạn văn đặc sắc). (2) Bằng chứng toàn diện (đủ cả 2 thể loại thơ, văn). (3) Bằng chứng phù hợp với luận điểm và lí lẽ (tập trung làm sáng rõ quan điểm sống và viết, tẩm lòng yêu nước sắt son của Nguyễn Đình Chiểu).

Câu 4:

Mục đích so sánh hai văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) là gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh xác định đúng mục đích so sánh hai văn bản: (1) Nêu lên những điểm giống và khác nhau để nhấn mạnh rằng dù chiến thắng oanh liệt như trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) hay khi thất thế, hi sinh như trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) thì dân tộc ta, nhân dân ta vẫn rất anh hùng, luôn khát khao hoà bình, sẵn sàng quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước. (2) Khẳng định những đóng góp to lớn, mang sắc thái riêng của Nguyễn Đình Chiểu đối với dòng mạch văn thơ yêu nước.

Câu 5:

Kết thúc văn bản, tác giả viết: “Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ”. Hãy liên hệ với thực tiễn hiện nay để đưa ra lí lẽ/ bằng chứng khẳng định sau hơn nửa thế kỉ (tính từ khi tác giả viết bài này – năm 1963), niềm tin, niềm hi vọng của tác giả đã trở thành hiện thực.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh biết kết nối, liên hệ với thực tiễn (nhân dân anh hùng đã đánh thắng giặc ngoại xâm; đất nước đã hoà bình, thống nhất; những người nông dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc). Khát vọng của Nguyễn Đình Chiểu và nghĩa quân Cần Giuộc lúc bấy giờ đã trở thành hiện thực vì vậy mà linh hồn của họ sẽ được “hả dạ” (vui vẻ trong lòng). Và niềm tin, niềm hi vọng của tác giả Phạm Văn Đồng – nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn – trong bài viết cách đây hơn nửa thế kỉ cũng đã là một “cây đời” gốc vững, lá xanh tươi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: “Trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, sự tự do trong nội tâm và là nền tảng cho các mối quan hệ tốt đẹp”.

(Theo: Trish Summerfield, Lăng kính tâm hồn,

 NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.82)

Xem đáp án » 24/09/2024 4,775

Câu 2:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn nghị luận văn học (khoảng 200 chữ) phân tích tác dụng của tình huống kịch đối với việc thể hiện tính cách nhân vật thị trưởng trong đoạn trích sau:

Thị trưởng: Này, Xiêpan Ilich, ông nghe đây! Có một vị quan từ Petecbua đến. Ông đã xếp đặt gì chưa?

Cảnh sát trưởng: Thưa đã, theo như lệnh ông truyền. Tôi đã cho viên cảnh sát Pigôvitxưn cùng bọn phu vệ sinh đi quét sạch hè phố.

[...] Thị trưởng: Nghe đây, ông làm như thế này nhé, thằng đội sếp Pugôvitxun ấy... nó cao lớn, vì vậy cho nó đứng trên cầu ấy để giữ trật tự. Lại còn phải dỡ cho nhanh cái hàng rào cũ, ở gần nhà thằng thợ giày, để ở đấy ít cọc, làm mốc, cho có vẻ đang dự định làm lại. Càng xáo lộn lên bao nhiêu, lại càng tỏ ra mình tích cực hoạt động để cai quản thành phố bấy nhiêu. À, trời ơi, tôi quên mất, cạnh cái hàng rào ấy, rác rưởi chất đầy, có đến bốn mươi xe bốn bánh chứa cũng vừa. Thật là bọn dân khốn kiếp: vừa dựng lên một công trình để kỉ niệm gì ở đâu, hoặc chỉ dựng một cái hàng rào thôi cũng thấy ngay đủ các vật bẩn thỉu từ đâu quăng ra, thánh cũng không biết được! (Thở dài) Và nếu quan thanh tra có hỏi bọn ông rằng làm việc có mãn nguyện không thì yêu cầu trả lời: “Bẩm chúng tôi mãn nguyện cả ạ!” nhé, và nếu kẻ nào nói rằng hắn không được mãn nguyện thì sau này tôi sẽ cho hắn được mãn nguyện như lời hắn nói... Ôi! Chao ôi! Chao ôi! Bao nhiêu tội lỗi, biết bao nhiêu tội lỗi (cầm nhầm phải cái hộp đựng mũ).

Lạy Chúa, xin Ngài phù hộ cho con tai qua nạn khỏi, sau con xin thắp cúng một ngọn nến chưa có kẻ nào từng củng: con sẽ bắt mỗi thằng lái buôn bịp bợm phải nộp ba pút sáp làm nến. Ôi trời ơi, trời ơi! Piôt Ivannôvich, ta đi đi! (Định đội mũ nhưng lại đội cái hộp bằng giấy các-tông).

(N. Gogol, Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch, NXB Lao động – Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 2009 – Lớp 5, Hồi 1, tr.28-29)

Xem đáp án » 24/09/2024 1,130

Câu 3:

Người viết đã sử dụng hai cậu nào trong bài để nêu nhận xét khái quát, chính xác và sinh động về đặc điểm, giá trị văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu?

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 4:

Nêu nhận xét về việc lựa chọn và sử dụng bằng chứng của người viết trong văn bản.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 5:

Mục đích so sánh hai văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) là gì?

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 6:

Kết thúc văn bản, tác giả viết: “Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ”. Hãy liên hệ với thực tiễn hiện nay để đưa ra lí lẽ/ bằng chứng khẳng định sau hơn nửa thế kỉ (tính từ khi tác giả viết bài này – năm 1963), niềm tin, niềm hi vọng của tác giả đã trở thành hiện thực.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Bình luận


Bình luận