Câu hỏi:
24/09/2024 1,965II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về một vai trò của ý tưởng trong đời sống.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ví dụ: Ý tưởng là khởi nguồn của sự sáng tạo, đổi mới trong cuộc sống.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Ý tưởng: điều nảy ra, “loé sáng” trong tâm trí của con người trong quá trình tư duy, tìm cách giải quyết các vấn đề của cuộc sống... Ý tưởng hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống, đóng vai trò là khởi nguồn cho sự sáng tạo, đổi mới. (2) Sự nảy sinh, hình thành ý tưởng là một quá trình kích hoạt óc sáng tạo của con người. Ý tưởng có thể là một giả thuyết khoa học, một hướng đi cho doanh nghiệp, một cách thức tổ chức, sản phẩm mới, hay cách tiếp cận thị trường,... Điểm chung của tất cả những điều này là dấu ấn của sự nỗ lực trong việc đưa ra một suy nghĩ riêng, sự lí giải vấn đề, cách giải quyết riêng,... gắn với sự xuất hiện của cái mới. (3) Ý tưởng thôi thúc con người biến những điều nảy sinh mới mẻ trong tư duy trở thành hiện thực. Nhờ đó, nhân loại có những phát minh mới, những sản phẩm mới, những cách kiến giải, tiếp cận mới,... (Tham khảo một số ý tưởng trong cuộc sống để chọn một vài dẫn chứng minh hoạ. Ví dụ “Mười ý tưởng cho cuộc sống tốt đẹp hơn” (http://tuoitre.vn); “22 ý tưởng công nghệ hứa hẹn thay đổi tương lai” (http://vietnamnet.vn); “46 ý tưởng sáng tạo cho cuộc sống thêm xanh” (http://voh.com.vn),...
grod
c. Kết đoạn: Khẳng định vai trò khởi nguồn cho sáng tạo, đổi mới của ý tưởng và khích lệ mọi người hãy tích cực động não để tạo ra những ý tưởng mới mẻ, góp phần làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích điểm chung gặp gỡ giữa nhân vật người hoạ sĩ và nhân vật Lực trong các đoạn trích dưới đây.
Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tôi đã không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, mà cũng thực tâm lắm chứ? [...]. Lúc ấy, mắt tôi đã rưng rưng khi nghe anh kể chuyện ở ngoài này, bà mẹ anh đang nhầm tưởng là anh đã hi sinh. Và buổi sáng hôm sau, lúc chia tay nhau, tôi lại còn hứa đi hứa lại, để cho anh trở về thật yên tâm, và tôi lại còn nhớ, tôi đã nắm tay nhiều lần không nỡ rời [...]. Không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh! Tôi phải nhận ra rằng; chỉ sau một tuần lễ được các bạn bè sành sỏi nhất trong nghề đánh giá bức kí hoạ thật cao, tôi liền là quên cái người mẹ đang ôm ấp mối đau khổ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh đang ở ngay trong thành phố, tôi liền đóng gói bức ki hoạ chung với những bức tranh đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài. Ý vào ngày giờ đi quả cấp bách, tôi cũng không kịp nghĩ đến việc hỏi thăm bà mẹ anh nữa!
(Trích: Bức tranh[1], in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.909-910)
Không màu mè, không giáo đầu, tôi kể lại vắn tắt nhưng hết sức thật thà, không hề gượng nhẹ một lời nào cho mình tại sao tôi đã giết một con người. Tại sao tôi đã giết Phi, người chiến sĩ liên lạc của tôi, và ít nhất là thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành đông nam. Giá lúc bấy giờ, trước đó chỉ mấy phút, người chiến sĩ khôn ngoan hơn, biết mím miệng đừng có góp lời bình luận về trận tập kích thất bại, hoặc bình luận sau lưng mà không nói ra trước mặt tôi như mọi người vẫn làm, hoặc giả định anh là một kẻ lính dốt nát chỉ biết tuân lệnh, ngoài ra chẳng biết gì, không nói trúng vào những điều tôi đang muốn giấu: trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ có ra lệnh mà không kiểm tra, và nhát gan sợ chết trong một lúc trận đánh quá ác liệt, đã để cho xe tăng địch khống chế được cái bãi tha ma, khi mà chúng ồ ạt phản kích vào lúc nửa đêm. [...] Tôi nói ra hết những điều về mình: chỉ vì một cơn giận với người khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà tôi đã đưa người lính đi vào chỗ chết.
(Trích: Cỏ lau[2]', in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.708)
[1] Tóm tắt: Nhân vật “tôi” – người hoạ sĩ chiến trường – đã vẽ bức kí hoạ người chiến sĩ thầ tranh cho mình sau khi được anh dũng cảm cứu thoát trong chiến tranh và hứa khi về hậu phương sẽ mang bức vẽ đến cho mẹ người chiến sĩ để bà yên lòng về người con trai. Nhưng anh đã quên lời hứa. Đoạn trích trên là tâm trạng của anh khi tình cờ gặp lại người chiến sĩ giờ làm công việc của một người thợ cắt tóc.
[2] Tóm tắt: Ba năm trước, sau một trận tập kích giải vây thất bại, Phó Chính uỷ Lực nghe được lời nhận xét “khá trúng” của Phi – chiến sĩ liên lạc trẻ – với mọi người về mình nên anh đã tức giận yêu cầu Phi thực hiện một một mệnh lệnh không cần thiết giữa lúc giặc đang phản kích – lên mời chính uỷ trung đoàn xuống họp tại đơn vị. Phi hi sinh. Chiến tranh kết thúc, Lực đã tìm được hài cốt của Phi. Đoạn trích trên là hành động của Lực trong lễ an táng cho Phi, trước mặt người yêu Phi và đồng đội.
Câu 2:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích điểm chung gặp gỡ giữa nhân vật người hoạ sĩ và nhân vật Lực trong các đoạn trích dưới đây.
Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tôi đã không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, mà cũng thực tâm lắm chứ? [...]. Lúc ấy, mắt tôi đã rưng rưng khi nghe anh kể chuyện ở ngoài này, bà mẹ anh đang nhầm tưởng là anh đã hi sinh. Và buổi sáng hôm sau, lúc chia tay nhau, tôi lại còn hứa đi hứa lại, để cho anh trở về thật yên tâm, và tôi lại còn nhớ, tôi đã nắm tay nhiều lần không nỡ rời [...]. Không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh! Tôi phải nhận ra rằng; chỉ sau một tuần lễ được các bạn bè sành sỏi nhất trong nghề đánh giá bức kí hoạ thật cao, tôi liền là quên cái người mẹ đang ôm ấp mối đau khổ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh đang ở ngay trong thành phố, tôi liền đóng gói bức ki hoạ chung với những bức tranh đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài. Ý vào ngày giờ đi quả cấp bách, tôi cũng không kịp nghĩ đến việc hỏi thăm bà mẹ anh nữa!
(Trích: Bức tranh[1], in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.909-910)
Không màu mè, không giáo đầu, tôi kể lại vắn tắt nhưng hết sức thật thà, không hề gượng nhẹ một lời nào cho mình tại sao tôi đã giết một con người. Tại sao tôi đã giết Phi, người chiến sĩ liên lạc của tôi, và ít nhất là thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành đông nam. Giá lúc bấy giờ, trước đó chỉ mấy phút, người chiến sĩ khôn ngoan hơn, biết mím miệng đừng có góp lời bình luận về trận tập kích thất bại, hoặc bình luận sau lưng mà không nói ra trước mặt tôi như mọi người vẫn làm, hoặc giả định anh là một kẻ lính dốt nát chỉ biết tuân lệnh, ngoài ra chẳng biết gì, không nói trúng vào những điều tôi đang muốn giấu: trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ có ra lệnh mà không kiểm tra, và nhát gan sợ chết trong một lúc trận đánh quá ác liệt, đã để cho xe tăng địch khống chế được cái bãi tha ma, khi mà chúng ồ ạt phản kích vào lúc nửa đêm. [...] Tôi nói ra hết những điều về mình: chỉ vì một cơn giận với người khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà tôi đã đưa người lính đi vào chỗ chết.
(Trích: Cỏ lau[2]', in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.708)
[1] Tóm tắt: Nhân vật “tôi” – người hoạ sĩ chiến trường – đã vẽ bức kí hoạ người chiến sĩ thầ tranh cho mình sau khi được anh dũng cảm cứu thoát trong chiến tranh và hứa khi về hậu phương sẽ mang bức vẽ đến cho mẹ người chiến sĩ để bà yên lòng về người con trai. Nhưng anh đã quên lời hứa. Đoạn trích trên là tâm trạng của anh khi tình cờ gặp lại người chiến sĩ giờ làm công việc của một người thợ cắt tóc.
[2] Tóm tắt: Ba năm trước, sau một trận tập kích giải vây thất bại, Phó Chính uỷ Lực nghe được lời nhận xét “khá trúng” của Phi – chiến sĩ liên lạc trẻ – với mọi người về mình nên anh đã tức giận yêu cầu Phi thực hiện một một mệnh lệnh không cần thiết giữa lúc giặc đang phản kích – lên mời chính uỷ trung đoàn xuống họp tại đơn vị. Phi hi sinh. Chiến tranh kết thúc, Lực đã tìm được hài cốt của Phi. Đoạn trích trên là hành động của Lực trong lễ an táng cho Phi, trước mặt người yêu Phi và đồng đội.
Câu 5:
Câu 6:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!