Câu hỏi:
24/09/2024 6,645Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích điểm chung gặp gỡ giữa nhân vật người hoạ sĩ và nhân vật Lực trong các đoạn trích dưới đây.
Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tôi đã không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, mà cũng thực tâm lắm chứ? [...]. Lúc ấy, mắt tôi đã rưng rưng khi nghe anh kể chuyện ở ngoài này, bà mẹ anh đang nhầm tưởng là anh đã hi sinh. Và buổi sáng hôm sau, lúc chia tay nhau, tôi lại còn hứa đi hứa lại, để cho anh trở về thật yên tâm, và tôi lại còn nhớ, tôi đã nắm tay nhiều lần không nỡ rời [...]. Không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh! Tôi phải nhận ra rằng; chỉ sau một tuần lễ được các bạn bè sành sỏi nhất trong nghề đánh giá bức kí hoạ thật cao, tôi liền là quên cái người mẹ đang ôm ấp mối đau khổ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh đang ở ngay trong thành phố, tôi liền đóng gói bức ki hoạ chung với những bức tranh đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài. Ý vào ngày giờ đi quả cấp bách, tôi cũng không kịp nghĩ đến việc hỏi thăm bà mẹ anh nữa!
(Trích: Bức tranh[1], in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.909-910)
Không màu mè, không giáo đầu, tôi kể lại vắn tắt nhưng hết sức thật thà, không hề gượng nhẹ một lời nào cho mình tại sao tôi đã giết một con người. Tại sao tôi đã giết Phi, người chiến sĩ liên lạc của tôi, và ít nhất là thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành đông nam. Giá lúc bấy giờ, trước đó chỉ mấy phút, người chiến sĩ khôn ngoan hơn, biết mím miệng đừng có góp lời bình luận về trận tập kích thất bại, hoặc bình luận sau lưng mà không nói ra trước mặt tôi như mọi người vẫn làm, hoặc giả định anh là một kẻ lính dốt nát chỉ biết tuân lệnh, ngoài ra chẳng biết gì, không nói trúng vào những điều tôi đang muốn giấu: trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ có ra lệnh mà không kiểm tra, và nhát gan sợ chết trong một lúc trận đánh quá ác liệt, đã để cho xe tăng địch khống chế được cái bãi tha ma, khi mà chúng ồ ạt phản kích vào lúc nửa đêm. [...] Tôi nói ra hết những điều về mình: chỉ vì một cơn giận với người khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà tôi đã đưa người lính đi vào chỗ chết.
(Trích: Cỏ lau[2]', in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.708)
[1] Tóm tắt: Nhân vật “tôi” – người hoạ sĩ chiến trường – đã vẽ bức kí hoạ người chiến sĩ thầ tranh cho mình sau khi được anh dũng cảm cứu thoát trong chiến tranh và hứa khi về hậu phương sẽ mang bức vẽ đến cho mẹ người chiến sĩ để bà yên lòng về người con trai. Nhưng anh đã quên lời hứa. Đoạn trích trên là tâm trạng của anh khi tình cờ gặp lại người chiến sĩ giờ làm công việc của một người thợ cắt tóc.
[2] Tóm tắt: Ba năm trước, sau một trận tập kích giải vây thất bại, Phó Chính uỷ Lực nghe được lời nhận xét “khá trúng” của Phi – chiến sĩ liên lạc trẻ – với mọi người về mình nên anh đã tức giận yêu cầu Phi thực hiện một một mệnh lệnh không cần thiết giữa lúc giặc đang phản kích – lên mời chính uỷ trung đoàn xuống họp tại đơn vị. Phi hi sinh. Chiến tranh kết thúc, Lực đã tìm được hài cốt của Phi. Đoạn trích trên là hành động của Lực trong lễ an táng cho Phi, trước mặt người yêu Phi và đồng đội.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhân vật Lực và nhân vật người hoạ sĩ trong các đoạn trích rút từ tác phẩm “Bức tranh” và “Cỏ lau” của nhà văn Nguyễn Minh Châu có những điểm chung gặp gỡ thể hiện sâu sắc thông điệp và những đổi mới trong giai đoạn sáng tác thứ hai của tác giả khi khám phá về đề tài người lính. b. Thân bài e
b1. Giới thiệu sơ qua về tác giả, tác phẩm (dựa vào các thông tin được cung cấp trong đề bài và hiểu biết của cá nhân – nếu có). Tham khảo thông tin sau:
(1) Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là cây bút luôn không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của người sáng tác. Hành trình sáng tác của tác giả được chia làm hai giai đoạn: trước và sau thập kỉ tám mươi của thế kỉ XX. Trong chiến tranh, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang khuynh hướng sử thi, có thiên hướng trữ tình và lãng mạn. Từ đầu những năm tám mươi, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Nguyễn Minh Châu được đánh giá là người mở đường tinh anh và xuất sắc nhất cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà từ sau năm 1975. (2) Bức tranh và Cỏ lau – hai văn bản truyện (truyện vừa – Cỏ lau; truyện ngắn – Bức tranh) là những tác phẩm tiêu biểu thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai, gắn với những đổi mới quan trọng trong cách khám phá hiện thực đời sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu (Bức tranh được in trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành – xuất bản năm 1983, Cỏ lau viết năm 1987). Các đoạn trích trong đề bài tập trung thể hiện hai khoảnh khắc của những nhân vật “tôi” trong hai câu chuyện đã để lại ấn tượng và suy nghĩ sâu sắc cho người đọc.
b2. Chỉ ra và phân tích điểm gặp gỡ của hai nhân vật: Các trích đoạn đều tập trung thể hiện khoảnh khắc người lính can đảm đối diện trực tiếp với sai lầm trong quá khứ, tự vấn bản thân, soi chiếu ánh sáng của sự tự nhận thức vào những vùng tối, những góc khuất trong tâm hồn mình.
(1) Câu chuyện sai lầm trong quá khứ của hai nhân vật: + Người hoạ sĩ ở truyện Bức tranh: Anh đã vẽ bức tranh kí hoạ về người chiến sĩ thồ tranh cho mình sau khi được người lính đó dũng cảm cứu thoát trong chiến tranh. Bức tranh đã được vẽ trong những niềm xúc động sâu sắc: xúc động vì hành động người lính đã dành cho mình khi ở chiến trường, và xúc động bởi “Lúc ấy, mắt tôi đã rưng rưng khi nghe anh kể chuyện ở ngoài này, bà mẹ anh đang nhầm tưởng là anh đã hi sinh”. Như vậy, điều người hoạ sĩ tập trung khi kí hoạ bức tranh ấy không phải là câu chuyện nghệ thuật, mà trước hết là câu chuyện của cảm xúc, của trái tim. Anh có lẽ đã vẽ trong sự thấu hiểu niềm đau của một người mẹ già nơi hậu phương khi nghĩ rằng con trai mình đã mất trong chiến tranh. Bức tranh mang “sứ mệnh” của “tấm ảnh”, được đem từ chiến trường về gia đình anh sẽ là những thông tin quý báu, là thông điệp về sự sống của người con trai, là liều thuốc tinh thần vô giá đối với một người mẹ đang đau khổ vì mất mát. Vào buổi sáng hôm sau, lúc chia tay người chiến sĩ thồ tranh – hoạ sĩ trở về hậu phương, còn anh lính tiếp tục quay lại chiến trường – “tôi lại còn hứa đi hứa lại, để cho anh trở về thật yên tâm, và tôi lại còn nhớ, tôi đã nắm tay nhiều lần không nỡ rời”. Những lời hứa dành cho người được hứa. Những lời hứa dành cho cả người hứa – “tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa”. Những lời hứa gan ruột – “đinh ninh và hùng hồn lắm, mà cũng thực tâm lắm chứ?”. Thế mà rồi rốt cuộc “ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh”. “Chỉ sau một tuần lễ được các bạn bè sành sỏi nhất trong nghề đánh giá bức kí hoạ thật cao, tôi liền lờ quên cái người mẹ đang ôm ấp mối đau khổ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh đang ở ngay trong thành phố, tôi liền đóng gói bức kí hoạ chung với những bức tranh đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài. Ỷ vào ngày giờ đi quá cấp bách, tôi cũng không kịp nghĩ đến việc hỏi thăm bà mẹ anh nữa!”. Lời hứa chắc chắn, đinh ninh ngày nào đã “cuốn theo chiều gió”!; + Nhân vật Lực trong truyện Cỏ lau: Ba năm trước, sau một trận tập kích giải vây thất bại, phó chính uỷ Lực nghe được lời nhận xét “khá trúng” của Phi – chiến sĩ liên lạc trẻ với mọi người về mình. Anh đã tức giận nên ngay lập tức yêu cầu Phi phải ra khỏi hầm, vượt qua bom đạn để thực hiện một một mệnh lệnh không cần thiết – lên mời chính uỷ trung đoàn xuống họp tại đơn vị. Sự sai lầm trong hành động ấy đã dẫn đến hậu quả phải trả giá bằng sinh mạng của đồng đội: Phi đã hi sinh. Và ít nhất là thêm một đồng chí nữa của Lực cũng đã hi sinh bởi quyết định ấy.
(2) Sự dũng cảm đối diện với với sai lầm của bản thân trong những tự vấn, ăn năn sâu sắc: + Nhân vật người hoạ sĩ trong Bức tranh: Hiện lên qua một loạt những dòng độc thoại nội tâm, những câu hỏi tự vấn: Tại sao ngày ấy tôi không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tôi đã không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ... lắm chứ? Những câu hỏi dội lên tại sao, tại sao dồn dập buộc con người phải tự đối diện, không thể né tránh. Câu văn cảm thán “Không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh!” cho thấy người hoạ sĩ đã từng trả lời câu hỏi “tại sao” này theo cách bao biện cho bản thân mình. Anh ta không thể thực hiện lời hứa là do lỗi ngoại cảnh, không phải lỗi từ bản thân anh ta. Ngoại cảnh ấy là gì? Là bức vẽ phải được giữ lại để mang đi triển lãm ở nước ngoài, thực hiện “sứ mệnh” nghệ thuật cao cả của nó ư? Là ngày giờ đi quá cấp bách nên cũng không thể đến thăm và thông báo thông tin về người con trai đang ở chiến trường cho bà mẹ đang đau khổ kia ư? Thành thật với chính mình, nhân vật “tôi” vượt qua tất cả những “thành luỹ” bao biện, chống chế ấy để nhìn thẳng vào những lí do thực sự, những vùng tối đáng xấu hổ thực sự của bản thân. Lí do đích thực là sự bội bạc, háo danh, điều đó đã nhanh chóng dẫn “tôi” trở thành kẻ dễ dàng “lờ quên”, bất chấp lời hứa với đồng đội khi ấy đang từng ngày từng giờ hi sinh xương máu trên chiến trường để đổi lại cho anh được vẻ vang nơi hậu phương, bất chấp nỗi đau khổ của người mẹ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh. Sự đối lập giữa chi tiết “đinh ninh”, “hùng hồn”, “thực tâm” của lời hứa, “hứa đi hứa lại” mà nhân vật tôi đã làm khi ở chiến trường với hành động mà anh đã thực hiện - “đổ lỗi cho hoàn cảnh” (“hoàn cảnh” đã chọn bức kí hoạ ấy là một tác phẩm tiêu biểu trong gia tài sáng tác của anh, được đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài; “Hoàn cảnh” ngày giờ đi quá cấp bách khiến cho anh quên cả việc hỏi thăm bà mẹ của người chiến sĩ) và sẵn sàng “lờ quên” lời hứa với đồng đội khi ở hậu phương đã nhấn mạnh nỗi niềm day dứt, tự vấn về sai lầm của mình ở người hoạ sĩ. Các chi tiết về thời gian (chỉ sau một tuần lễ, ngày giờ đi quả cấp bách – quá nhanh, quá chóng vánh), về không gian địa lí giữa nơi sinh sống của người mẹ và nhân vật hoạ sĩ (ở ngay trong thành phố – không có gì là xa xôi) lại càng cho thấy rốt cuộc cái rào cản lớn nhất đã ngăn cản anh không thực hiện được lời hứa không phải đến từ bên ngoài. Chính là bức “tường thành” của sự háo danh, bội bạc, chính cái vùng tối ích kỉ bên trong mới là nguyên nhân đích thực khiến cho lời hứa bị nuốt đi nhanh chóng vậy; + Nhân vật Lực trong Cỏ lau không phải chỉ chất vấn mình trong tâm tưởng mà còn trực tiếp nói lời “thú tội” của bản thân trước anh linh người liệt sĩ trẻ - vốn là một chiến sĩ liên lạc cho Lực ba năm trước tại chiến trường này. Lời sám hối còn được cất lên trước người yêu của Phi, trước đồng đội của Lực và Phi trong giờ phút thiêng liêng – giờ phút đồng đội tìm được hài cốt người chiến sĩ và tổ chức trọng thể lễ an táng cho anh. Lực đã dũng cảm “nói ra hết những điều về mình”. Trong lời nói “không màu mè, không giáo đầu”, “hết sức thật thà”, Lực không chỉ kể lại vắn tắt một câu chuyện sai lầm đau xót của bản thân. Anh còn kết tội mình “đã giết chết một con người”, “tôi đã giết Phi, người chiến sĩ liên lạc của tôi và ít nhất là thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành phía đông nam”. Anh cũng tự truy vấn đến cùng và dám nói ra nguyên nhân nào đã dẫn đến sự hi sinh không đáng có của đồng đội. Cũng như người hoạ sĩ trong Bức tranh, những chữ “tại sao” dồn dập đến không cho phép người lính được né tránh. Và lí do đích thực là đây: “Giả lúc bấy giờ, trước đó chỉ mấy phút, người chiến sĩ khôn ngoan hơn, biết mim miệng đừng có góp lời bình luận về trận tập kích thất bại, hoặc bình luận sau lưng mà không nói ra trước mặt tôi như mọi người vẫn làm, hoặc giả định anh là một kẻ lính dốt nát chỉ biết tuân lệnh, ngoài ra chẳng biết gì, không nói trúng vào những điều tôi đang muốn giấu: trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ có ra lệnh mà không kiểm tra, và nhát gan sợ chết trong một lúc trận đánh quá ác liệt, đã để cho xe tăng địch khống chế được cái bãi tha ma, khi mà chúng ồ ạt phản kích vào lúc nửa đêm.”. “Chỉ vì một cơn giận với người khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà tôi đã đưa người lính đi vào chỗ chết”. Ích kỉ, nhỏ nhen, không chấp nhận sự thiếu sót, sai lầm của mình, muốn che giấu sự thực lí do thất bại của trận phản kích,... tất cả những điều ấy đã dẫn đến một mệnh lệnh không cần thiết, và kết cục là sự trả giá bằng máu xương của đồng đội. Để có thể nói ra, kể hết những điều ấy ngay trên mảnh đất chiến trường xưa, trước những “chứng nhân” của sai lầm thật không dễ dàng gì!; + Cả hai truyện đều trao vai trò người kể chuyện cho nhân vật “tôi” – một người từng là hoạ sĩ chiến trường (Bức tranh), một người từng là thủ trưởng của một đơn vị chiến đấu trong chiến tranh (Cỏ lau). Đây là ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện cũng là nhân vật tham gia vào câu chuyện. Điểm nhìn của người kể chuyện đều là điểm nhìn hạn tri. Cách lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn như vậy khiến cho mỗi đoạn trích trở thành lời tự phơi bày, “mổ xẻ” của nhân vật về chính mình, những chiều sâu nội tâm, những “vùng tối” và góc khuất của tâm lí được ánh sáng của đôi mắt nhìn sâu vào bên trong – vào tâm tưởng – soi rọi. Giọng điệu kể trong cả hai văn bản là giọng cật vấn, giãi bày, chân thành, vừa nghiêm khắc với bản thân, vừa đau xót, day dứt, ân hận.
b3. Nhận xét, đánh giá chung về điểm gặp gỡ của hai nhân vật Lực và người hoạ sĩ trong hai đoạn trích
(1) Hai nhân vật trong hai truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu cho thấy khuynh hướng đổi mới trong sáng tác của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai: đi sâu vào khám phá chiều sâu của tâm hồn con người, vào những vùng tối, góc khuất, không ngại ngần mổ xẻ con người bên trong con người. Thay vì chỉ khám phá người lính ở phương diện sử thi, với những chiến thắng hào hùng, với những phẩm chất tốt đẹp rạng ngời,... tác giả nhìn sâu vào thế giới bên trong, khám phá con người tự ý thức. Những người lính như người hoạ sĩ, nhân vật Lực trong hai câu chuyện đã hiện ra trong cái vùng sáng soi rọi của “đôi mắt” bên rong. Trên những “trang giấy trước đèn” – ngọn đèn của sự tự ý thức – họ đã dũng cảm đối diện với những sai lầm của bản thân, họ đã tự thú chân thành, đau đớn và nghiêm khắc. Và như thế, vẻ đẹp của hình tượng người lính trở nên chân thực, sâu sắc hơn: họ không chỉ đẹp trong những chiến thắng thử thách lòng dũng cảm trước quân thù, họ còn đẹp trong quá trình đấu tranh vượt lên những sai lầm của bản thân –
những chiến thắng bên trong giúp con người không ngừng hoàn thiện mình. (2) Các nhân vật trong hai đoạn trích gửi đến người đọc thông điệp giàu ý nghĩa. Con người không phải là thánh nhân. Trong mỗi con người đều có phần rồng phượng và rắn rết, thiên thần và ác quỷ. Điều quan trọng là mỗi người phải biết ý thức, luôn biết tự vấn, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, hãy can đảm đối diện với sai lầm của chính mình, đấu tranh với phần bóng tối trong mỗi cá nhân để vươn lên, hướng thiện. Hãy thận trọng trước mỗi quyết định của bản thân, đừng để sự nhỏ nhen, lòng ích kỉ, thói háo danh,... khiến chúng ta trở thành kẻ bội bạc, độc ác,...
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và nêu cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về các nhân vật trong hai đoạn trích.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích điểm chung gặp gỡ giữa nhân vật người hoạ sĩ và nhân vật Lực trong các đoạn trích dưới đây.
Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tôi đã không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, mà cũng thực tâm lắm chứ? [...]. Lúc ấy, mắt tôi đã rưng rưng khi nghe anh kể chuyện ở ngoài này, bà mẹ anh đang nhầm tưởng là anh đã hi sinh. Và buổi sáng hôm sau, lúc chia tay nhau, tôi lại còn hứa đi hứa lại, để cho anh trở về thật yên tâm, và tôi lại còn nhớ, tôi đã nắm tay nhiều lần không nỡ rời [...]. Không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh! Tôi phải nhận ra rằng; chỉ sau một tuần lễ được các bạn bè sành sỏi nhất trong nghề đánh giá bức kí hoạ thật cao, tôi liền là quên cái người mẹ đang ôm ấp mối đau khổ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh đang ở ngay trong thành phố, tôi liền đóng gói bức ki hoạ chung với những bức tranh đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài. Ý vào ngày giờ đi quả cấp bách, tôi cũng không kịp nghĩ đến việc hỏi thăm bà mẹ anh nữa!
(Trích: Bức tranh[1], in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.909-910)
Không màu mè, không giáo đầu, tôi kể lại vắn tắt nhưng hết sức thật thà, không hề gượng nhẹ một lời nào cho mình tại sao tôi đã giết một con người. Tại sao tôi đã giết Phi, người chiến sĩ liên lạc của tôi, và ít nhất là thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành đông nam. Giá lúc bấy giờ, trước đó chỉ mấy phút, người chiến sĩ khôn ngoan hơn, biết mím miệng đừng có góp lời bình luận về trận tập kích thất bại, hoặc bình luận sau lưng mà không nói ra trước mặt tôi như mọi người vẫn làm, hoặc giả định anh là một kẻ lính dốt nát chỉ biết tuân lệnh, ngoài ra chẳng biết gì, không nói trúng vào những điều tôi đang muốn giấu: trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ có ra lệnh mà không kiểm tra, và nhát gan sợ chết trong một lúc trận đánh quá ác liệt, đã để cho xe tăng địch khống chế được cái bãi tha ma, khi mà chúng ồ ạt phản kích vào lúc nửa đêm. [...] Tôi nói ra hết những điều về mình: chỉ vì một cơn giận với người khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà tôi đã đưa người lính đi vào chỗ chết.
(Trích: Cỏ lau[2]', in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.708)
[1] Tóm tắt: Nhân vật “tôi” – người hoạ sĩ chiến trường – đã vẽ bức kí hoạ người chiến sĩ thầ tranh cho mình sau khi được anh dũng cảm cứu thoát trong chiến tranh và hứa khi về hậu phương sẽ mang bức vẽ đến cho mẹ người chiến sĩ để bà yên lòng về người con trai. Nhưng anh đã quên lời hứa. Đoạn trích trên là tâm trạng của anh khi tình cờ gặp lại người chiến sĩ giờ làm công việc của một người thợ cắt tóc.
[2] Tóm tắt: Ba năm trước, sau một trận tập kích giải vây thất bại, Phó Chính uỷ Lực nghe được lời nhận xét “khá trúng” của Phi – chiến sĩ liên lạc trẻ – với mọi người về mình nên anh đã tức giận yêu cầu Phi thực hiện một một mệnh lệnh không cần thiết giữa lúc giặc đang phản kích – lên mời chính uỷ trung đoàn xuống họp tại đơn vị. Phi hi sinh. Chiến tranh kết thúc, Lực đã tìm được hài cốt của Phi. Đoạn trích trên là hành động của Lực trong lễ an táng cho Phi, trước mặt người yêu Phi và đồng đội.
Câu 3:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về một vai trò của ý tưởng trong đời sống.
Câu 5:
Câu 6:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!