Câu hỏi:
27/09/2024 435Đọc đoạn tư liệu sau và dựa vào kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, hãy:
“Tham dự Đại hội có trên 60 đại biểu, đại diện cho các đảng phải chính trị, các đoàn thể cứu quốc, các dân tộc, tôn giáo,... Đại hội tán thành chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa và thông qua Mười chính sách lớn của Việt Minh".
(Trần Hữu Đính, Lê Trung Dũng, Cách mạng tháng Tám 1945 - Những sự kiện lịch sử, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr.269 - 270)
a) Nêu tên sự kiện được để cập trong đoạn tư liệu.
b) Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính của sự kiện đó.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Sự kiện được đề cập trong đoạn tư liệu là Đại hội Quốc dân, diễn ra từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang).
♦ Yêu cầu b)
- Hoàn cảnh:
+ Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
+ Từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Hội nghị toàn quốc và xác định thời cơ, thông qua kế hoạch tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Nội dung của Đại hội Quốc dân: tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, thông qua mười chính sách lớn của Việt Minh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hoàn cảnh quốc tế nào sau đây có tác động tới phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1931?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và lan rộng sang châu Á.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng khắp châu Âu.
C. Nhật Bản xâm lược, câu kết với Pháp thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam.
D. Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới gây hậu quả nặng nề đối với Việt Nam.
Câu 2:
Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa dân tộc của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Góp phần vào thắng lợi của nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
B. Mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. Đưa nhân dân Việt Nam trở thành người dân độc lập, tự do, làm chủ đất nước.
D. Đập tan ách cai trị của thực dân Pháp, quân phiệt Nhật, giành độc lập cho đất nước.
Câu 3:
Sự kiện quốc tế nào sau đây có tác động tới phong trào dân chủ ở Việt Nam giai doạn 1936 - 1939?
A. Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới bùng nổ.
B. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
D. Nhật Bản xâm lược Đông Dương.
Câu 4:
Nội dung nào sau đây phản ánh tình hình chính trị Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật?
A. Chính quyền thuộc địa Pháp nới lỏng các quyền tự do dân chủ.
B. Các đảng phái chính trị được tự do hoạt động.
C. Pháp - Nhật câu kết cai trị, nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh “một cổ hai tròng".
D. Thực dân Pháp tiến hành đàn áp phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu.
Câu 5:
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
“Trên phạm vi cả nước nói chung, mặc dù bị đàn áp dã man bởi bọn phản động thuộc địa cũng như sự quyết phá của những lực lượng phản cách mạng, phong trào Tập hợp dân nguyện và bày tỏ Dân nguyện vẫn tiếp tục diễn ra thông qua hoạt động của các Uý ban hành động... ".
(Tạ Thị Thuý (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 9: Từ năm 1930 đến năm 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr.409)
A. Đoạn tư liệu đề cập tới phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1931.
B. Đoạn tư liệu đề cập tới phong trào Đông Dương đại hội ở Việt Nam những năm 1936-1937.
C. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về phong trào mít tỉnh, biểu tình ở Việt Nam giai đoạn 1936 - 1939.
D. Đoạn tư liệu phản ánh phong trào Tập hợp dân nguyện và bày tỏ Dân nguyện ở Việt Nam những năm 1936 - 1937.
Câu 6:
Sự kiện quốc tế nào sau đây đã tạo điều kiện khách quan cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Việt Nam?
A. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
B. Hồng quân Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản.
C. Phát xít Đức tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
D. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
Câu 7:
Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1936 - 1939 là
A. chống phát xít, chống chiến tranh để bảo vệ hoà bình thế giới.
B. đánh đổ chính quyền thuộc địa để giành độc lập dân tộc.
C. lật đổ chế độ quân chủ để giải quyết vấn đề ruộng đất và giành quyền dân chủ.
D. chống phát xít, chính quyền thuộc địa để bảo vệ hoà bình, đòi tự do, dân chủ.
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 1 (có đáp án): Liên Xô và các nước Đông Âu
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 31 (có đáp án) Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 23 (có đáp án) Tổng khởi nghĩa 1945 và sự thành lập nước Việt Nam (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 1: (có đáp án) Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 16 (có đáp án): Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 23 (có đáp án): Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 18 (có đáp án): Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 11: (có đáp án) Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (Phần 2)
về câu hỏi!