Câu hỏi:
02/10/2024 8,786Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu
Thoại Khanh - Châu Tuấn là một truyện thơ Nôm khuyết danh nổi tiếng với nhân dân Nam Bọ. Chuyện kể về nàng Thoại Khanh là con gái của quan thừa tướng nước Tống đẹp người, đẹp nết. Mồ côi cha mẹ sớm, nàng gặp chàng thư sinh Châu Tuấn và kết duyên cùng chàng (Gặp gỡ). Gia biến và lưu lạc: Châu Tuấn đi thi đỗ trạng nguyên, do từ chối hôn sự mà bị đi đày 17 năm. Thoại Khanh bị bạn chồng dụ dỗ và đuổi đi. Hai me con dắt nhau đi tìm tìm Châu Tuấn, trải qua nhiều kiếp nạn. Đói khát, nàng cắt thịt mình cho mẹ chồng ăn, lấy mắt mình nộp cho dâm thần để hắn khỏi giết mẹ. Đoàn tụ: Thoại Khanh gặp lại Châu Tuấn, nàng được Phật cho mắt sáng trở lại. Châu Tuấn làm vua 2 nước, đầy đủ hạnh phúc, báo ân báo oán công bằng.
Dưới đây là trích đoạn “Thoại Khanh thay chồng nuôi mẹ”, em hãy đọc kĩ và trả lời câu hỏi:
“ Này đoạn Thoại Khanh ở nhà, Chồng đi ứng cử (1) kể đà bảy năm. Phận đành cần kiệm khó khăn, Bữa no bữa đói, thiết thân cơ hàn. Quần áo rách rưới lang thang, Làm thuê nuôi mẹ, phần nàng ăn rau Hai hàng nước mắt thấm bâu(2), Tóc rối bù đầu, chẳng gỡ chẳng trâm.. Đêm đông gió lạnh căm căm, Ôm mẹ vào lòng cho ấm mẹ ngơi. Tóc dài lại đắp phía ngoài, Giả làm mềm chiếu, chi làm tấm thân. Nàng rằng muốn xuống âm cung, Cho tròn đạo chồng, mất thảo mẹ cha. Biết ai nuôi dưỡng mẹ già, Hai hàng nước mắt nhỏ sa ròng ròng...” Tương Tử bạn học cùng chồng Đi thi chẳng đỗ, uổng công, về nhà. Cửa hàng phú quý vinh hoa, Vàng ròng mười nén mua mà chức sang. Quyền đặng thái thú cao quan(3) Mua cho chú chàng thái thú tại gia. Tương Tử xem thấy mặt hoa phải lòng.
|
Muốn sao cho được một phòng, Vàng ròng hai nén nói trong với nàng: “Chồng nàng qua chốn Tề bang, Thác bảy năm tràng còn chực làm chi? Ta thì phú quý vinh quy, Cửa nhà giàu có thiếu chi bạc vàng! Tội chi rách rưới lang thang Về ta cấp dưỡng cho an phận nàng. Trời đã định chữ nhơn duyên, Ta nay đã có vợ hiền tốt thay. Qua(4) cưới bậu đặng về rày: Chia đôi sự nghiệp làm hai cửa nhà” Thoại Khanh thôi mới nói ra: “Và người bạn học cũng là đồng song(5) Sử kinh người đã làu thông(6) Sao người lại dám ra lòng tà tây?(7) Dụ tôi làm chuyện chẳng ngay, Thật là súc vật chẳng hay đạo người. Của người đem dụ lòng tôi Tôi thà đói lạnh, của người chẳng ham Của chàng trả lại cho chàng, Tôi thà dắt mẹ đi tìm bạn xưa”. (Trích Kho tàng truyện Nôm khuyết danh, tập 2, Nhiều tác giả,NXB Văn học, 2000) |
Chú thích: (1) ứng cử: ở đây có thể được hiểu là ứng thi, dự thi (2) thấm bâu: thấm áo (3) thái thú: chức quan tương đương tri huyện/ ở đây ý nói chức quan mua danh chứ không có thực tài. |
4) Qua: ta, tôi/ bậu: nàng (xưng hô thân thiết ở Nam Bộ xưa) (5) đồng song: cùng học với nhau 1 trường (6) làu thông: hiểu sâu sắc (7) tà tây: không chính đáng. |
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Tác giả khắc hoạ vẻ đẹp của Thoại Khanh bằng nhiều cách khác nhau:
- Thông qua sự quan sát từ bên ngoài: Này đoạn Thoại Khanh ở nhà... Hai hàng nước mắt nhỏ sa ròng ròng.
- Thông qua lời đối thoại của nhân vật và ng lời đối thoại của nhân vật: Và người bạn học cũng là đồng song... Tôi thà dắt mẹ đi tìm bạn xưa.
=> Qua đó, vẻ đẹp của nhân vật hiện lên khách quan: hiếu thảo, ngay thẳng, thuỷ chung. Đồng thời, tác giả cũng bộc lộ sự tôn trọng, yêu mến dành cho nhân vật của mình.Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Trong văn bản, Tương Tử hiện lên là một kẻ:
+ Bất tài, cậy quyền thế, dùng tiền bạc để mua chức tước.
+ Bất nhân, bất nghĩa: Dụ dỗ Thoại Khanh, dùng tiền bạc mua chuộc, đòi cưới nàng trong khi chồng nàng vốn là bạn mình bị đi đày xa nhà.Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Thoại Khanh là người phụ nữ đã vượt lên hoàn cảnh, giữ gìn hạnh phúc gia đình: hiếu thảo với mẹ chồng, kiên quyết chối từ cám dỗ, giữ gìn nhân phẩm của chính mình, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
– Hiếu thảo: Chồng đi lưu đày, Thoại Khanh ở nhà chịu cảnh thiếu thốn vật chất nhưng nàng giữ trọn đạo làm con, làm thuê nuôi mẹ, ủ ấm cho mẹ, dùng tóc làm chăn cho mẹ, giữ trọn bổn phận làm con.
– Giữ trọn đạo làm vợ: từ chối lời dụ dỗ của Tương Tử; thể hiện thái độ quyết liệt tôi thà dắt mẹ đi tìm bạn xưa.
– Đoạn trích cũng cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của nhân vật; bênh vực người phụ nữ, lên án những kẻ xấu xa, lợi dụng như Tương Tử.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy phân tích văn bản truyện ngắn sau:
BỐ TÔI
Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.
Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.
Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Bà ơi, con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt[...]
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.
(Theo Bố tôi - Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Hội nhà văn, 1992)
Chú thích: Nguyễn Ngọc Thuần (sinh năm 1972- quê: Bình Thuận) là nhà văn đương đại với nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi hay, đạt được nhiều giải thưởng văn chương trong và ngoài nước. Các tác phẩm của ông mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ như: Giăng giăng tơ nhện, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, …
Câu 2:
Phần II. Viết (6,0 điểm)
Câu 3:
Câu 5:
Câu 6:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!