Câu hỏi:
02/10/2024 2,031I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta,
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau,
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo,
Có khi tầng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang,
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân,
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau,
Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,
Phận đấu thăng chẳng dám tham trời,
Bác già, tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác
Trước ba năm gặp bác một lần,
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can,
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày,
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời,
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng sao đã mải lên tiên,
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua,
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa,
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn,
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương,
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.”
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
- Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm: từ thuở đăng khoa sớm hôm cạnh nhau, khi chơi nơi dặm khách nghe tiếng suối, khi từng gác cheo leo, nghe con hát cầm xoang, cùng uống rượu, có khi soạn câu văn, cùng nhau chung hoạn nạn…
- Trình tự: hồi tưởng của dòng cảm xúc thời gian.Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ:
+ Nghệ thuật nói giảm nói tránh “Bác Dương thôi đã thôi rồi”
+ Nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi
+ Điệp từ không dùng rất hợp hoàn cảnh và đặc sắc.
- Tác dụng:
+ Nhằm tái hiện những kỉ niệm về tình bạn thân thiết và tấm lòng của nhà thơ với bạn.
+ Tăng sức biểu đạt cho bài thơCâu 5:
Lời giải của GV VietJack
- Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh…
- Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn…
- Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt …Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến.c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ “Khóc Dương Khuê” : Những tác phẩm của ông thể hiện những cảm xúc chân thành và tươi đẹp của người Việt Nam
2. Thân bài
- Giới thiệu về mối quan hệ bạn bè của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê: Cả hai đều là bạn đồng môn và đồng thời là nhà quan lại dưới thời triều Nguyễn
- Nỗi đau mất mát của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi đột ngột của Dương Khuê: Việc Dương Khuê ra đi bất ngờ gây ra nỗi đau không lường trước cho Nguyễn Khuyến
- Tưởng nhớ những kỷ niệm đẹp của đôi bạn thân: Hai trái tim hòa mình vào nhau đã trải qua những khoảnh khắc đầy niềm vui và ý nghĩa
- Nỗi đau mất bạn cùng với nỗi đau mất quê: Cùng phục vụ dưới một triều đại, hai người bạn thân đã chia sẻ nỗi buồn về mất mát đất nước
3. Kết bài
- Ý nghĩa của bài thơ “Khóc Dương Khuê”: Bài thơ Khóc Dương Khuê thể hiện sự tiếc nuối sâu sắc về một tình bạn đáng trân trọngd. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. Viết (6,0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về vai trò của tình bạn trong cuộc sống.
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 2 )
về câu hỏi!