Câu hỏi:
12/10/2024 149Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở vào một buổi trong ngày.
b. Viết bài văn kể lại câu chuyện “Câu chuyện của chim sẻ” bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a.
Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.
Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to. Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.
Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.
b.
Tớ là sẻ nhỏ. Hôm nay là lần đầu tiên tớ rời khỏi tổ của bố mẹ, sẵn sàng bay tới cánh đồng cỏ dưới chân đồi. Tôi loay hoay mãi mới tìm thấy một doi đất để đỗ xuống.
Bỗng, tôi giật mình bởi những tiếng kêu:
– Bạn làm đổ nhà của chúng tôi mất thôi.
Tôi nhìn xuống những ngón chân bé xíu như que tăm của mình, nhận ra cạnh đấy mấy chú dế mèn đen bóng.
– Tớ xin lỗi nhé! Tớ sẽ cẩn thận hơn.
Tôi nhảy mấy bước tới chỗ búi cỏ tranh bén nắng có vài chiếc lá đã bợt màu. Toio lại nghe thấy tiếng lao xao:
– Không biết bạn sẻ bé bỏng này có thể mang chiếc lá giúp chúng mình một quãng không nhỉ. Nặng quá!
“Một lời đề nghị thật dễ thương từ các bạn kiến!” – Tôi vừa khẽ cúi xuống vừa nghĩ. Tôi dõng dạc bảo:
– Tớ luôn sẵn trong!
Nói rồi, tôi cắp chiếc lá bay tới chỗ anh kiến đầu đàn vừa chỉ. Ở đó, vương quốc kiến đang mở hội và họ cần một chiếc lá to để thiết kế con tàu vượt “đại dương”.
Khi trưa rải nắng vàng lên khắp cánh đồng, tôi đã kịp bay một vòng để ngắm nhìn cảnh vật. Tôi còn đánh chén một con sâu béo ú trước khi vui vẻ trở về.
– Để xem sẻ nhỏ ngoan ngoãn mang gì về nhà nào! – Mẹ tôi cất tiếng còn bố tôi thì giương cặp kính lên âu yếm nhìn tôi.
Tôi tự hào trả lời:
– Con đã thu cả cánh đồng vào trong mắt, đã bắt tay những người bạn mới và đã gửi lại tổ dế miễn một lời xin lỗi ạ!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Câu chuyện của chim sẻ
Có một chú sẻ nhỏ vừa mới rời khỏi tổ của bố mẹ, sẵn sàng bay tới cánh đồng cỏ dưới chân đồi. Chú loay hoay mãi mới tìm thấy một doi đất để đỗ xuống.
Bỗng, sẻ nhỏ giật mình bởi những tiếng kêu:
– Bạn làm đổ nhà của chúng tôi mất thôi.
Sẻ nhỏ nhìn xuống những ngón chân bé xíu như que tăm của mình, nhận ra cạnh đấy mấy chú dế mèn đen bóng.
– Tớ xin lỗi nhé! Tớ sẽ cẩn thận hơn.
Sẻ nhỏ nhảy mấy bước tới chỗ búi cỏ tranh bén nắng có vài chiếc lá đã bợt màu. Chú lại nghe thấy tiếng lao xao:
– Không biết bạn sẻ bé bỏng này có thể mang chiếc lá giúp chúng mình một quãng không nhỉ. Nặng quá!
“Một lời đề nghị thật dễ thương từ các bạn kiến!” – Sẻ nhỏ vừa khẽ cúi xuống vừa nghĩ. Chú dõng dạc bảo:
– Tớ luôn sẵn lòng!
Nói rồi, sẻ nhỏ cắp chiếc lá bay tới chỗ anh kiến đầu đàn vừa chỉ. Ở đó, vương quốc kiến đang mở hội và họ cần một chiếc lá to để thiết kế con tàu vượt “đại dương”.
Khi trưa rải nắng vàng lên khắp cánh đồng, sẻ nhỏ đã kịp bay một vòng để ngắm nhìn cảnh vật. Chú còn đánh chén một con sâu béo ú trước khi vui vẻ trở về.
– Để xem sẻ nhỏ ngoan ngoãn mang gì về nhà nào! – Mẹ cất tiếng còn bố thì giương cặp kính lên âu yếm nhìn cậu.
Sẻ nhỏ tự hào trả lời:
– Con đã thu cả cánh đồng vào trong mắt, đã bắt tay những người bạn mới và đã gửi lại tổ dế mèn một lời xin lỗi ạ!
Đoàn Trần Bảo Nguyên
Viết câu trả lời vào chỗ trống.
h. Sẻ nhỏ đã học được những gì sau khi rời tổ của bố mẹ?
i. Theo em, vì sao sẻ nhỏ tự hào khi trả lời câu hỏi của mẹ?
k. Đặt một tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do em chọn tên đó.
l. Đặt câu có sử dụng đại từ hoặc kết từ để nói về những việc làm tốt của chú sẻ nhỏ trong câu chuyện.
Câu 2:
Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một vườn rau hoặc vườn hoa, trong đó có dùng 2 – 3 từ đồng nghĩa chỉ màu sắc hoặc hương thơm. Gạch dưới các từ đồng nghĩa đã sử dụng.
Câu 3:
Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo dựa vào gợi ý (SGK, tr.151).
Câu 4:
Viết 2 – 3 từ đồng nghĩa phù hợp vào chỗ trống:
a. Ánh nắng ........................./ ........................./ ......................... qua kẽ lá ........................./ ........................./ ......................... thành những chùm hoa nắng lung linh trên mặt đất.
b. Thời tiết ở đây rất khắc nghiệt, mùa hè ......................../ ......................../ ........................, còn mùa đông lại ........................./ ........................./ .........................
Câu 5:
Gạch dưới cặp từ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Sớm nay trong vườn nhà
Ong siêng năng làm mật
Hoa rủ nhau khoe sắc
Chim chuyên cần bắt sâu.
Ngân Anh
Tác dụng của việc sử dụng cặp từ đồng nghĩa đó là gì?
Câu 6:
Dựa vào nội dung bài đọc “Lễ ra mắt Hội Nhi đồng Cứu quốc” (SGK, tr.72) và các câu trả lời của bạn Chương, viết các câu hỏi phù hợp để hoàn chỉnh đoạn phỏng vấn sau:
Phóng viên: – Đố bạn biết ................................................................................................................... ?
Chương: – Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 tại thôn Nà Mạ.
Phóng viên: – Khi mới thành lập, ................................................................................................................... ?
Chương: – Hội có 5 đội viên.
Phóng viên: – ................................................................................................................... ?
Chương: – Kim Đồng, Cao Sơn, Thuỷ Tiên, Thanh Thuỷ, Thanh Minh.
Phóng viên: – ................................................................................................................... ?
?
Chương: – Tớ thích nhất bị danh Kim Đồng, vì bí danh mang ý nghĩa “chú bé gang thép”.
Câu 7:
Chọn đại từ phù hợp trong khung điền vào chỗ trống:
ai, đó, nó, ta |
Thầy mỉm cười rồi nói:
– Lúa gạo quý vì ......................... phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì ......................... rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua thì không ai lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ......................... biết dùng thì giờ? ......................... chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.
Theo Trịnh Mạnh
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!