Câu hỏi:
13/10/2024 86Bạn Minh nhận thấy rằng tim mình đập nhanh hơn sau khi đạp xe đến trường. Minh muốn biết những gì đã xảy ra với nhịp tim của mình trước, trong và sau khi tập thể dục. Em hãy thiết kế một thí nghiệm và viết thành một báo cáo khoa học để kiểm tra theo các trường hợp:
a. Khi không tập thể dục.
b. Khi đi bộ.
c. Khi tập thể dục (chạy bộ hoặc hít đất).
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phần này học sinh tự thiết kế theo ý tưởng cá nhân của mình.
1. Mục tiêu:
– Đo và so sánh nhịp tim của Minh trong các hoạt động khác nhau: nghỉ ngơi, đi bộ và tập thể dục cường độ cao.
– Tìm hiểu sự thay đổi của nhịp tim trước, trong và sau khi tập luyện.
2. Dụng cụ:
– Đồng hồ bấm giây
– Máy đo nhịp tim (hoặc ứng dụng đo nhịp tim trên điện thoại thông minh)
3. Phương pháp tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
– Chọn một địa điểm yên tĩnh để thực hiện thí nghiệm.
– Kiểm tra và đảm bảo máy đo nhịp tim hoạt động tốt.
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
– Trường hợp a: Khi không tập thể dục:
+ Minh ngồi nghỉ ngơi trong 5 phút.
+ Đo nhịp tim trong 1 phút và ghi kết quả.
– Trường hợp b: Khi đi bộ:
+ Minh đi bộ với tốc độ vừa phải trong 10 phút.
+ Đo nhịp tim ngay sau khi kết thúc 10 phút đi bộ và ghi kết quả.
+ Nghỉ ngơi 5 phút và đo lại nhịp tim.
– Trường hợp c: Khi tập thể dục cường độ cao:
+ Minh chạy bộ hoặc hít đất trong 5 phút với cường độ cao nhất có thể.
+ Đo nhịp tim ngay sau khi kết thúc 5 phút tập luyện và ghi kết quả.
+ Nghỉ ngơi 5 phút và đo lại nhịp tim.
Bước 3: Ghi chép kết quả
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong môn Khoa học tự nhiên 9, dụng cụ nào sau đây được dùng để thực hiện thí nghiệm tán sắc ánh sáng?
A. Kính lúp.
B. Thấu kính hội tụ.
C. Lăng kính.
D. Thấu kính phân kì.
Câu 2:
Dụng cụ nào sau đây được dùng để đựng hóa chất lỏng phục vụ việc thực hành thí nghiệm?
A. Ống nghiệm.
B. Ống nhỏ giọt.
C. Muỗng sắt.
D. Đũa thủy tinh.
Câu 3:
Khi cầm vào thấu kính nào sau đây ta thấy phần rìa kính mỏng hơn phần giữa của kính?
A. Kính lúp.
B. Thấu kính hội tụ.
C. Lăng kính.
D. Thấu kính phân kì.
Câu 4:
Một bạn học sinh cho rằng: “Trong bài báo cáo khoa học, mục đích nghiên cứu được xem là nội dung chính của quá trình nghiên cứu”. Theo em bạn học sinh đó phát biểu đúng hay sai? Vì sao?
về câu hỏi!