Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 CTST Bài 1. Giới thiệu một số dụng cụ và hóa chất có đáp án

23 người thi tuần này 4.6 574 lượt thi 11 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

389 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1

1.7 K lượt thi 25 câu hỏi
317 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 3

1.6 K lượt thi 30 câu hỏi
312 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2

1.6 K lượt thi 25 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Phòng thực hành ở trường phổ thông thường được sử dụng để làm các thí nghiệm thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong môn Khoa học tự nhiên 9 có những dụng cụ và hóa chất nào cần dùng cho các thí nghiệm? Để giới thiệu một vấn đề khoa học cần phải làm báo cáo, thuyết trình. Các bước viết, trình bày báo cáo và làm bài thuyết trình một vấn đề khoa học như thế nào?

Lời giải

Trong môn Khoa học tự nhiên 9 có những dụng cụ và hóa chất cần dùng cho các thí nghiệm:

+ Một số dụng cụ: Tiêu bản nhiễm sắc thể người, lăng kính, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, ….

+ Một số hóa chất: Đá vôi, vôi sống, glucoso, saccharose, …

Các bước viết, trình bày báo cáo:

+ Tiêu đề

+ Mục tiêu

+ Giả thuyết khoa học

+ Thiết bị và vật liệu

+ Phương pháp thực hiện

+ Kết quả và thảo luận

+ Kết luận

Câu 2

Hãy cho biết những dụng cụ ở Hình 1.1 được sử dụng để hỗ trợ học tập lĩnh vực nào trong môn Khoa học tự nhiên 9.

Hãy cho biết những dụng cụ ở Hình 1.1 được sử dụng để hỗ trợ học tập lĩnh vực nào trong môn Khoa học tự nhiên 9. (ảnh 1)

Lời giải

Những dụng cụ ở Hình 1.1 được sử dụng để hỗ trợ học tập lĩnh vực sinh học và vật lí học trong môn Khoa học tự nhiên 9.

Câu 3

Trong số các hợp chất được chỉ ra ở Hình 1.2, em hãy cho biết những hóa chất nào thường gặp trong tự nhiên, những hóa chất nào thường sử dụng trong sản xuất bánh, kẹo.

Lời giải

- Những hóa chất thường gặp trong tự nhiên là đá vôi, vôi sống.

- Những hóa chất thường sử dụng trong sản xuất bánh, kẹo là glucoso, saccharose.

Câu 4

Vì sao hóa chất đựng trong chai, lọ, bao bì phải được dán nhãn với đầy đủ thông tin?

Lời giải

Hóa chất đựng trong chai, lọ, bao bì phải được dán nhãn với đầy đủ thông tin giúp người sử dụng biết và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát …

Câu 5

Cấu trúc một báo cáo khoa học thường gồm những phần nào?

Lời giải

Cấu trúc một báo cáo khoa học thường gồm những phần: tiêu đề, mục tiêu, giả thuyết khoa học, thiết bị và vật liệu, phương pháp thực hiện, kết quả và thảo luận, kết luận.

Câu 6

Trong quá trình nghiên cứu, giả thuyết khoa học được xây dựng nhằm mục đích gì?

Lời giải

Trong quá trình nghiên cứu, giả thuyết khoa học được xây dựng nhằm mục đích đưa ra những dự đoán ban đầu cho việc nghiên cứu.

Câu 7

Theo em, mục kết quả và thảo luận có ý nghĩa gì trong bài báo cáo khoa học?

Lời giải

Theo em, mục kết quả và thảo luận có ý nghĩa giải thích được ý nghĩa của kết quả và gợi ý cho các vấn đề cần tìm hiểu khác nhau.

Câu 8

Vì sao phần kết luận báo cáo phải chỉ rõ có đạt được mục tiêu nghiên cứu hay không?

Lời giải

Vì nghiên cứu khoa học là việc trả lời câu hỏi nghiên cứu theo phương pháp khoa học. Khi báo cáo cần chỉ rõ phần đạt được và chưa đạt được, chỉ ra hạn chế và hướng phát triển của nghiên cứu.

Câu 9

Em hãy viết một báo cáo khoa học tìm hiểu tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất.

Lời giải

BÁO CÁO

Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất.

Họ và tên: Nguyễn Văn A

Học sinh lớp: 9….           Trường: ………

1. Câu hỏi nghiên cứu: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất như thế nào?

2. Giả thuyết nghiên cứu: Diện tích tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

3. Kế hoạch thực hiện

3.1. Chuẩn bị

a) Thiết bị, dụng cụ

Cân tiểu li, thìa thuỷ tinh, panh kẹp, ống hút nhỏ giọt, 2 ống nghiệm, giá để ống nghiệm.

b) Hoá chất

Đá vôi dạng bột, đá vôi dạng viên, dung dịch HCl.

3.2. Các bước tiến hành

Cho một thìa thuỷ tinh bột đá vôi và một mẩu đá vôi có khối lượng bằng nhau lần lượt vào hai ống nghiệm 1 và 2, sau đó cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 mL dung dịch HCl có cùng nồng độ.

Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm và trả lời các câu hỏi:

1. So sánh tốc độ tan của đá vôi trong dung dịch acid ở hai ống nghiệm.

2. Dựa vào đâu để kết luận phản ứng nào xảy ra nhanh hơn.

4. Kết quả triển khai kế hoạch

1. Trong cùng một khoảng thời gian, có thể quan sát thấy ở ống nghiệm 1 đá vôi tan nhanh hơn, bọt khí thoát ra mạnh hơn, phản ứng kết thúc sớm hơn.

2. Tốc độ của phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 1 nhanh hơn tốc độ phản ứng trong ống nghiệm 2 là do diện tích bề mặt tiếp xúc với dung dịch HCl của bột đá vôi lớn hơn của mẩu đá vôi.

5. Kết luận

Nếu chia một vật thành nhiều phần nhỏ hơn thì tổng diện tích bề mặt sẽ tăng lên. Diện tích tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

Câu 10

Em cần chuẩn bị gì để thuyết trình một vấn đề khoa học?

Lời giải

Em cần chuẩn bị bài thuyết trình dưới dạng poster hoặc bài trình chiếu trên máy tính thông qua các phần mềm trình chiếu phổ biến.

Câu 11

Sau khi hoàn thành báo cáo (ở phần Luyện tập trên), em hãy thiết kế bài thuyết trình dưới dạng các slide trình chiếu trên máy tính và giới thiệu cho các bạn trong lớp.

Lời giải

Sau khi hoàn thành báo cáo (ở phần Luyện tập trên), em hãy thiết kế bài thuyết trình dưới dạng các slide (ảnh 1)Sau khi hoàn thành báo cáo (ở phần Luyện tập trên), em hãy thiết kế bài thuyết trình dưới dạng các slide (ảnh 2)
 
4.6

115 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%