Câu hỏi:
16/10/2024 79Nối trường hợp ở cột A với cách ứng xử phù hợp ở cột B.
A |
|
B |
a. Bạn em tự ti về ngoại hình của mình. |
1. Cảm thông và hỗ trợ, giúp đỡ ông bà trong sinh hoạt. |
|
b.Đoàn khách nước ngoài đến tham quan trường em. |
2. Tìm hiểu về những phong tục, quy định riêng của đất nước mình đến. |
|
c. Ông bà em thường làm rơi vãi cơm khi ăn vì tuổi già, sức yếu. |
3. Hoà đồng với những thói quen sinh hoạt của mọi người. |
|
d. Em chuẩn bị cùng gia đình đi du lịch nước ngoài. |
4. Lịch sự và tôn trọng ngôn ngữ, trang phục khác biệt của khách. |
|
e. Em về quê thăm họ hàng sau nhiều năm xa cách. |
5. Động viên và giải thích cho bạn về giá trị của sự khác biệt. |
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Cách ứng xử với mỗi trường hợp:
(a) - (5): vì khi bạn đã hiểu về giá trị của sự khác biệt, bạn sẽ trở nên tự tin về ngoại hình của mình với những sự khác biệt đó.
(b) - (4) vì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có ngôn ngữ, trang phục riêng, chúng ta cần tôn trọng các đặc điểm riêng đó.
(c) - (1) vì người già sức yếu, mọi hoạt động khó khăn, chúng ta không nên chê bai, dè bỉu mà cần tôn trọng hỗ trợ người lớn khi cần thiết.
(d) - (2) vì khi tìm hiểu, em sẽ hiểu được các đặc điểm, quy định, phong tục của đất nước đó. Nhờ vậy, em có thể thực hiện, chấp hành đúng những phong tục của nơi đó.
(e) - (3) vì mỗi nơi đều có thói quen sinh hoạt khác nhau. Khi em về quê, em cần tôn trọng và học tập thói quen sinh hoạt ở nơi đó để hòa đồng với mọi người
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vẽ chân dung của em và chia sẻ những điểm khác biệt (về hình dáng, thói quen, sở thích, năng khiếu,...) mà em muốn mọi người tôn trọng.
Những điểm khác biệt:
– Hình dáng:
– Thói quen:
– Sở thích:
– Năng khiếu:
Câu 2:
Thực hành hoạt động “Phóng viên nhí” theo hướng dẫn:
- Sắm vai phóng viên và mời 3 bạn cùng lớp trả lời câu hỏi: “Theo bạn, vì sao chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt của người khác?”.
- Nêu thêm 1 – 2 ý kiến của em về lí do cần tôn trọng sự khác biệt của người khác.
- Tổng hợp và ghi lại ý kiến vào khung sau:
Câu 3:
– Cảm nhận của em về bài học này là: 😊 ☹
– Ghi lại điều em tâm đắc nhất khi học bài học này:
- Chọn các cụm từ sau để đặt hai câu hoàn chỉnh về cách em tôn trọng sự khác biệt của người khác:
Thấu hiểu |
Hoà nhập |
Chê bai |
Tôn trọng |
Giúp đỡ |
Lịch sự |
Câu 4:
Xử lí tình huống
• Tình huống 1: Lớp 5B có bạn Y Hên là người dân tộc Xơ-đăng mới chuyển đến. Bạn chưa quen ai nên rất ít nói. Thấy bạn mặc trang phục hằng ngày của dân tộc mình, một nhóm bạn trong lớp trêu chọc Y Hàn.
Nếu chứng kiến tình huống đó, em sẽ ứng xử như thế nào?
• Tình huống 2: Nhóm của Na đang lên kế hoạch sưu tầm và giới thiệu các danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam. Cô giáo phân công thêm bạn Lê – một học sinh mới chuyển trường vào nhóm của Na. Lê vẽ khá đẹp nhưng nhút nhát. Các bạn lo ngại Lê sẽ làm chậm kế hoạch của nhóm.
Nếu là Na, em sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 5:
Quan sát tranh và nêu biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác.
Nêu thêm các các hành động, lời nói thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác.
Câu 6:
Viết chữ Đ (Đúng) và S (Sai) vào ô trống để thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình trước mỗi trường hợp sau:
|
a. Mỗi lần có khách từ quê lên thăm gia đình là Cốm lại trốn trong phòng, không muốn trò chuyện với họ vì cách nói chuyện không hợp. |
|
b. Khi thấy người khuyết tật đi qua, Bin nhại lại động tác để trêu chọc. |
|
c. Trong các cuộc tranh luận ở lớp, Tin thường chê bai các ý kiến không giống mình. |
|
d. Na chăm chú lắng nghe người bạn nước ngoài chia sẻ về văn hoá của đất nước họ. |
|
e. Hương thường chỉ hoà đồng với các bạn có sở thích và hoàn cảnh giống mình. |
về câu hỏi!