Câu hỏi:
19/10/2024 114Trong buổi thảo luận về một đề tài biến đổi khí hậu, gồm các thành viên đến từ các nước châu Á. Một học sinh đến từ Nhật Bản tham gia và chia sẻ quan điểm của mình. Tuy nhiên, do khả năng tiếng Anh của học sinh này còn hạn chế, dẫn đến việc có sự hiểu lầm về những điều học sinh này muốn truyền đạt, một số người bắt đầu thể hiện sự mất kiên nhẫn và đánh giá không đúng.
Theo em, trong tình huống này nên ứng xử như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong tình huống này, có thể đề xuất cách xử lí như sau:
- Hỗ trợ học sinh Nhật Bản trong việc diễn đạt ý kiến của mình bằng cách cung cấp sự giúp đỡ về ngôn ngữ.
- Khuyến khích sự tôn trọng và lắng nghe từ phía các thành viên khác.
- Nếu điều kiện cho phép, nên tổ chức buổi thảo luận một cách chu đáo hơn, có sự giúp đỡ dịch thuật nếu cần, để tránh sự hiểu lầm và mất kiên nhẫn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những lợi ích của giao tiếp trong không gian mạng là gì?
A. Không mất thời gian đi lại.
B. Dễ dàng mở rộng kết nối xã hội.
C. Giảm bớt khó khăn trong việc truyền đạt cảm xúc.
D. Khoảng cách địa lí không phải là rào cản.
Câu 2:
Khi tham gia vào một diễn đàn trực tuyến và gặp phải ý kiến khác biệt, em nên làm gì?
A. Chỉ trích người nêu ý kiến một cách công khai.
B. Thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, thảo luận một cách lịch sự và xây dựng.
C. Bỏ qua ý kiến của người khác và tiếp tục đề xuất quan điểm cá nhân mà không cần giải thích.
D. Yêu cầu người nêu ý kiến rời khỏi diễn đàn.
Câu 3:
Để hình thành thói quen ứng xử nhân văn trong không gian mạng, phương pháp nào sau đây có thể được áp dụng?
A. Sử dụng ngôn từ mạnh mẽ để bảo vệ quan điểm của bạn.
B. Bỏ qua ý kiến của người khác nếu không đồng ý với bạn.
C. Tự kiểm tra, cải thiện hành vi trực tuyến của mình.
D. Phản bác ý kiến của người khác mà không cần cung cấp lí do.
Câu 4:
Những cách nào giúp tránh thông tin sai lệch khi đăng bài lên mạng xã hội?
A. Đăng ngay lập tức để chia sẻ ý kiến của mình.
B. Kiểm tra nguồn tin trước khi chia sẻ.
C. Chia sẻ mọi tin để nhanh chóng cập nhật thông tin mới nhất.
D. Đọc kĩ lại nội dung để tránh sai lệch hoặc gây hiểu nhầm.
Câu 5:
Để ứng xử nhân văn trong không gian mạng, điều gì quan trọng nhất khi bạn không đồng ý với ý kiến của người khác?
A. Tự tin khước từ tất cả ý kiến khác với mình.
B. Lắng nghe ý kiến của họ và đối xử với họ một cách tôn trọng.
C. Phản đối mạnh mẽ mà không nghe người khác giải thích.
D. Gửi những bình luận không tôn trọng trên mạng xã hội.
Câu 6:
Ứng xử nhân văn trong không gian mạng có tác động như thế nào đến mối quan hệ xã hội?
A. Tăng sự gần gũi và tương tác.
B. Gây xa cách và độc lập.
C. Không ảnh hưởng đến mối quan hệ.
D. Tuy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Câu 7:
Khi tham gia vào một cuộc trò chuyện nhóm trực tuyến và chứng kiến một cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai thành viên, bạn nên làm gì?
A. Tham gia vào cuộc tranh cãi và tạo thêm sự căng thẳng bằng cách chỉ trích cả hai bên.
B. Tìm cách hướng cuộc trò chuyện sang một chủ đề khác.
C. Thử làm dịu mối quan hệ bằng cách khuyến khích cả hai bên thảo luận một cách lịch sự và tim ra giải pháp hòa bình.
D. Rời khỏi cuộc trò chuyện nhóm và không can thiệp vào vấn đề.
về câu hỏi!