Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Be không tác dụng với nước ở bất kì điều kiện nào, Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao, Ba và Ca tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vôi sống có nhiều ứng dụng như: sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu nhiệt, khử chua đất trồng, tẩy uế, sát trùng, xử lí nước thải,... Hiện nay, nhiều lò nung vôi thủ công hoạt động tự phát, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Ở các lò nung vôi công nghiệp, quá trình kiểm soát phát thải ô nhiễm được thực hiện chặt chẽ hơn.
Xét một lò nung vôi công nghiệp sử dụng than đá làm nhiên liệu.
Giả thiết:
+ Đá vôi chỉ chứa CaCO3 và để phân hủy 1 kg đá vôi cần cung cấp một lượng nhiệt là 1800 kJ.
+ Đốt cháy 1 kg than đá giải phóng ra một lượng nhiệt là 27000 kJ và có 50% lượng nhiệt này được hấp thụ ở quá trình phân hủy đá vôi.
+ Công suất của lò nung vôi là 420 tấn vôi sống/ngày.
Tổng khối lượng (tấn) đá vôi và than đá mà lò nung vôi trên sử dụng mỗi ngày là bao nhiêu?
Câu 2:
Các muối carbonate của kim loại nhóm IIA đều bị phân hủy bởi nhiệt:
MCO3(s) MO (s) + CO2 (g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình trên được cho trong bảng sau:
Muối |
MgCO3 (s) |
CaCO3 (s) |
SrCO3 (s) |
BaCO3 (s) |
∆rH˚298 (kJ) |
100,70 |
179,20 |
234,60 |
271,50 |
a. Phản ứng phân hủy muối carbonate của các kim loại nhóm IIA trên đều là phản ứng thuận lợi về mặt năng lượng.
b. Độ bền nhiệt các muối carbonate của kim loại nhóm IIA tăng dần khi số hiệu nguyên tử của M tăng dần.
c. Khi để vôi bột (thành phần chính là CaO) lâu ngoài không khí có hiện tượng vôi bột dần bị chuyển hóa lại thành đá vôi (thành phần chính là CaCO3).
d. Để sản xuất 1 tấn vôi bột theo phương pháp thủ công, người ta nung đá vôi (có hàm lượng CaCO3 là 72%, còn lại là tạp chất trơ) với than đá (giả sử chỉ chứa carbon và tạp chất trơ), biết ∆fH˚298 (CO2) = 393,50 kJ.mol−1. Khi đó, thể tích khí CO2 tối thiểu đã thải ra môi trường ở điều kiện chuẩn nhiều hơn 82,0 m3.
Câu 3:
Barium phản ứng với nước dễ dàng hơn so với magnesium ở điều kiện thường là do các nguyên nhân nào sau đây?
(1) Barium có tính khử mạnh hơn magnesium.
(2) Độ tan của barium hydroxide trong nước cao hơn nhiều so với magnesium hydroxide.
(3) Bọt khí hydrogen sinh ra bám trên bề mặt magnesium nhiều hơn, cản trở phản ứng tiếp diễn.
Câu 4:
Trong bảng Hệ thống tuần hoàn, sodium (IA) và magnesium (IIA) đứng kề nhau trong một chu kì. Thế điện cực chuẩn của cặp Mg2+/Mg bằng –2,356 V, của cặp Na+/Na bằng –2,710 V.
a. Mg và Na là các kim loại có tính khử mạnh.
b. Mg có tính khử mạnh hơn Na.
c. Mg và Na đều phản ứng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường.
d. Ion Mg2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Na+.
Câu 6:
Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là
Câu 7:
Trong tự nhiên, calcium sulfate tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 15. Thế điện cực và nguồn điện hóa học có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 12: Điện phân có đáp án
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
21 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 4: Polymer
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 1: Ester - Lipid có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 11: Nguồn điện hoá học có đáp án
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 16. Điện phân có đáp án
về câu hỏi!