Câu hỏi:
22/10/2024 223Em hãy đọc tình huống sau và trả lời các câu hỏi.
Qua trích xuất camera, chủ cửa hàng đã phát hiện nhân viên A lấy trộm một chiếc áo có giá trị cao. Trong quá trình trao đổi với nhân viên A, mặc dù A đã thừa nhận lỗi lầm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm, nhưng chủ cửa hàng vẫn tiếp tục la mắng, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm và có hành vi bạo lực đối với nhân viên A.
Câu hỏi:
– Em có nhận xét gì về hành vi của nhân viên A và chủ cửa hàng trong tình huống trên?
– Nếu em là người chủ cửa hàng trong tình huống trên, em sẽ xử lí như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nhận xét:
- Nhân viên A: Hành vi lấy trộm là sai, nhưng A đã nhận lỗi và hứa không tái phạm, thể hiện sự hối hận.
- Chủ cửa hàng: Hành vi la mắng, lăng mạ và bạo lực là không đúng, vi phạm nhân phẩm và pháp luật.
Nếu em là chủ cửa hàng:
1. Bình tĩnh xử lý, không để cảm xúc chi phối.
2. Trao đổi riêng với A, tôn trọng nhân phẩm và nhắc nhở về đạo đức nghề nghiệp.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp (cảnh cáo, bồi thường), tuân thủ pháp luật.
4. Tạo cơ hội cho A sửa lỗi nếu là lần đầu vi phạm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của người có lòng khoan dung?
A. Biết tha thứ cho lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa.
B. Ấn tượng lần đầu về một người như thế nào thì sẽ giữ mãi ấn tượng ấy.
C. Không chấp nhận sự hối lỗi từ những người xung quanh.
D. Giữ vững lí trí, quan điểm của bản thân, không chịu lắng nghe ý kiến người khác.
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của người có lòng khoan dung?
A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
B. Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác.
C. Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.
D. Không cho phép mình được sai trong bất cứ trường hợp nào.
Câu 4:
Trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn sau: “Lòng khoan dung trở thành tội lỗi khi dành cho cái ác” – (Thomas Mann)
Câu 5:
Em hãy cho biết việc làm nào dưới đây là biểu hiện của khoan dung và trái với khoan dung. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích vì sao.
Câu 6:
Để trở thành người có lòng khoan dung, chúng ta không nên làm gi
A. Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác.
B. Sống ích kỉ, hẹp hòi, thiếu sự độ lượng.
C. Cư xử chân thành, rộng lượng.
D. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.
về câu hỏi!