Câu hỏi:
23/10/2024 151BÀI ĐỌC 2
ĐÔI NÉT VỀ BỨC TRANH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 2022
[1] Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn nếu như một số bất cập về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh được tháo gỡ kịp thời; nếu như một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy quản lí nâng cao tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy, né tránh, bớt vô cảm với những khó khăn của doanh nghiệp và người dân.
[2] Trong năm có 208,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng có tới 143,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bình quân cứ 10 doanh nghiệp gia nhập thì có gần 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
[3] Nếu như đầu tư công - động lực tăng trưởng của nền kinh tế được giải ngân nhanh hơn. Đối với kinh tế nước ta, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước sẽ làm GDP tăng thêm 0,058%.
[4] Đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhằm phục hồi, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, bù đắp cho suy giảm xuất khẩu.
[5] Xuất khẩu hàng hóa là động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong các năm qua và những năm tới. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu của nước ta phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI.
[6] Kim ngạch của 8 nhóm hàng chiếm 70,1% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn nền kinh tế; kim ngạch của 2 nhóm hàng thuộc khu vực FDI là điện thoại và linh kiện và điện tử máy tính và linh kiện chiếm tới 30,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này phản ánh thương mại quốc tế của nước ta dễ bị tổn thương.
[7] Đặc biệt, tỉ giá thương mại hàng hóa năm 2022 giảm 1,36%, phản ánh nền kinh tế cần nhiều hơn giá trị hàng xuất khẩu để đổi được một lượng hàng nhập khẩu so với năm 2021. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu.
(Theo Tăng trưởng lập kỳ tích và “nét khác biệt đáng tự hào” của kinh tế Việt Nam,
TS Nguyễn Bích Lâm, Báo Điện tử Chính phủ, đăng ngày 29/12/2022, https://baochinhphu.vn/)
Điền các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống:
Xuất khẩu hàng hóa là một trong những ngành kinh tế _________ của Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn gặp phải nhiều ________ . Một trong những hạn chế lớn nhất là sự _________ giữa kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ việc cách doanh nghiệp chưa biết tận dụng __________ những lợi ích mà FTA mang lại.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Suy luận, phân tích:
- Đoạn [5]: Xuất khẩu hàng hóa là động lực tăng trưởng của nền kinh tế... => Xuất khẩu hàng hóa là một trong những ngành kinh tế trọng điểm. => Chỗ trống thứ nhất điền “trọng điểm”.
- Chỗ trống thứ 2 điền “thách thức” do bài viết chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến cho việc xuất khẩu gặp khó khăn.
- Đoạn [5]: ... kim ngạch xuất khẩu của nước ta phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI. => Kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa không đồng đều, lệch về một số nhóm hàng. => Chỗ trống thứ 3 điền “mất cân bằng”.
- Đoạn [7]: ... nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu. => Những lợi ích của FTA chưa được tận dụng đủ như những gì nó có thể mang lại. => Chỗ trống thứ 4 điền “đúng mức”.
Dựa vào sự phân tích trên ta có các từ phù hợp để điền vào các vị trí là:
- Vị trí 1: trọng điểm.
- Vị trí 2: thách thức.
- Vị trí 3: mất cân bằng.
- Vị trí 4: đúng mức.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Mục đích chính của 3 đoạn cuối là: Nêu lên những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xuất khẩu ở nước ta.
1. Phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI.
2. Nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu.
Chọn C.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Đoạn [4] có thông tin: ...đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhằm phục hồi, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, bù đắp cho suy giảm xuất khẩu.
=> Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công giúp “cân bằng nền kinh tế” khi nó bù đắp cho sự suy giảm xuất khẩu và giúp “thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế” theo như nguyên văn thông tin trong bài đọc.
Chọn:
þ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
þ Cân bằng nền kinh tế.
Câu 4:
Theo đoạn [3], tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tỉ lệ thuận với mức tăng trưởng GDP.
Đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
“Tỉ lệ thuận” là có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai đại lượng, sao cho khi đại lượng này tăng giảm bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng giảm bấy nhiêu lần.
Từ đoạn [3] có thông tin: Đối với kinh tế nước ta, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước sẽ làm GDP tăng thêm 0,058%. Chọn ¤ Đúng.
Câu 5:
Điền một cụm từ không quá ba tiếng trong đoạn [5] vào chỗ trống:
Bên cạnh việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để phục hồi và phát triển kinh tế, thì ________ để phát triển kinh tế còn là xuất khẩu hàng hóa.
Lời giải của GV VietJack
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Mục đích chính của văn bản là Chỉ ra những hạn chế, bất cập khiến kinh tế - xã hội của nước ta kém khởi sắc. Đó là những hạn chế, bất cập sau:
- Bất cập trong thể chế và bộ máy quản lí.
- Tiến độ giải ngân chậm.
- Kim ngạch xuất khẩu của nước ta phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI.
- Nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu.
Chọn A.
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Câu 8:
Chọn cụm từ phù hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn thành thông tin về đoạn [4]:
Bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm đã __________ tiêu cực tới xuất khẩu của Việt Nam. Để phần nào khắc phục điều đó thì đẩy mạnh giải ngân _________ là giải pháp quan trọng và hiệu quả để __________, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển.
Lời giải của GV VietJack
- Thông tin nguyên văn của đoạn [4] là: Đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, thì sự ảnh hưởng ở đây khi tổng cầu suy giảm là ảnh hưởng xấu, nên nó tương đương với “tác động tiêu cực”.
- Đoạn [4] tiếp tục có thông tin “...đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và hiệu quả.” => Chỗ trống thứ 2 điền “vốn đầu tư công”.
- Chỗ trống thứ 3 điền “khôi phục” vì văn bản có thông tin “...nhằm phục hồi, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng...”, “khôi phục” tương đương với “phục hồi”.
Dựa vào sự phân tích trên ta có các từ phù hợp để điền vào các vị trí là:
- Vị trí 1: tác động.
- Vị trí 2: vốn đầu tư công.
- Vị trí 3: khôi phục.
Câu 9:
Lời giải của GV VietJack
Suy luận, phân tích:
- Thông tin “Tuy nền kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước đều tìm được giải pháp khắc phục để tồn tại” không được đề cập đến. Thông tin văn bản đưa ra là “...bình quân cứ 10 doanh nghiệp gia nhập thì có gần 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường”, nghĩa là còn rất nhiều doanh nghiệp chưa khắc phục được khó khăn và phải rời khỏi thương trường.
- Thông tin “Vẫn tồn tại những hạn chế trong môi trường đầu tư kinh doanh chưa được tháo gỡ kịp thời” được thể hiện qua ý “Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn nếu như một số bất cập về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh được tháo gỡ kịp thời”; nghĩa là thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa được giải quyết.
- Thông tin “Kinh tế - xã hội nước ta bị ảnh hưởng bởi số quy định, luật lệ còn chưa phù hợp” được thể hiện qua ý “Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn nếu như một số bất cập về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh được tháo gỡ kịp thời”; vì “thể chế” chính là “những quy định, luật lệ được đặt ra trong một chế độ xã hội”.
- Thông tin “Những khó khăn của doanh nghiệp và người dân bị một bộ phận cán bộ trong bộ máy quản lí dửng dưng, bỏ mặc” được thể hiện qua ý “Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn ... nếu như một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy quản lí nâng cao tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy, né tránh, bớt vô cảm với những khó khăn của doanh nghiệp và người dân”.
Chọn C.
Câu 10:
Điền một cụm từ không quá hai tiếng vào chỗ trống.
Trong đoạn [6], tác giả chỉ ra việc phân bổ không đều _______ xuất khẩu giữa các nhóm hàng hóa khiến thương mại quốc tế của nước ta dễ bị tổn thương.
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 4:
Câu 5:
Nhận định sau đây đúng hay sai khi nói về phương pháp khai thác dầu mỏ?
Để khai thác dầu mỏ, người ta thực hiện các mũi khoan xuống đến giếng dầu là lớp dầu lỏng, do áp lực lớn nên ban đầu dầu tự phun lên, sau đó người ta phải bơm không khí hoặc nước xuống để đẩy dầu lên.
Câu 6:
về câu hỏi!