Câu hỏi:
23/10/2024 346Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên gồm nhiều loại hydrocarbon và một số thành phần khác, thường có màu từ nâu đến đen tùy thuộc vào thành phần của nó. Dầu mỏ không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành từng vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu. Mỏ dầu thường có 3 lớp: trên cùng là lớp khí, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, thành phần chính của khí mỏ dầu là methane (chiếm khoảng 75%); ở giữa là lớp dầu lỏng có hòa tan khí, là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hydrocarbon và những lượng nhỏ các chất khác; dưới đáy mỏ dầu là một lớp nước mặn.
Muốn khai thác dầu mỏ, người ta khoan những lỗ khoan xuống đến lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu). Ban đầu, dầu sẽ tự phun lên, sau đó, người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô. Dầu thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường để tách thành các phân đoạn dầu ứng với các đoạn nhiệt độ sôi khác nhau. (Chưng cất là một phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp lỏng bằng cách nâng nhiệt độ để chuyển các chất thành hơi, dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp sẽ thu được hơi của các chất ở các khoảng nhỏ các chất khác. Với các hydrocarbon, thông thường khối lượng phân tử tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng).
Các phân đoạn dầu thu được khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường gồm: phân đoạn khí và xăng gồm các hydrocarbon có từ 1 – 10 C trong phân tử; phân đoạn dầu hoả gồm các hydrocarbon có từ 10 - 16 C trong phân tử; phân đoạn diesel gồm các hydrocarbon có từ 16 - 21 C trong phân tử; phân đoạn dầu nhờn gồm các hydrocarbon có từ 21 - 30 C trong phân tử; cặn mazut gồm các hydrocarbon có từ 31 C trở lên trong phân tử. Sản phẩm thu được đó sẽ đưa đi sử dụng hoặc chế biến tiếp.
Nhận định sau đây đúng hay sai khi nói về phương pháp khai thác dầu mỏ?
Để khai thác dầu mỏ, người ta thực hiện các mũi khoan xuống đến giếng dầu là lớp dầu lỏng, do áp lực lớn nên ban đầu dầu tự phun lên, sau đó người ta phải bơm không khí hoặc nước xuống để đẩy dầu lên.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đối chiếu với các thông tin trong đoạn “Muốn khai thác dầu mỏ, người ta khoan những lỗ khoan xuống đến lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu). Ban đầu dầu sẽ tự phun lên, sau đó, người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên".
Chọn: Đúng.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
þ Lớp dầu lỏng gồm nhiều hydrocarbon nằm ở dưới đáy của mỏ dầu.
þ Lớp trên cùng của mỏ dầu gồm các khí, trong đó thành phần chính là khí ethane.
o Hỗn hợp hydrocarbon lỏng có hòa tan khí và lượng nhỏ các chất khác ở giữa lớp khí và lớp nước mặn.
o Lớp nước mặn ở dưới 2 lớp khí mỏ dầu và lớp dầu lỏng.
Câu 3:
Từ phân đoạn khí và xăng thu được, người ta đem chưng cất áp suất cao, tách ra được khí gas. Khí gas là hỗn hợp của propane () và butane (), là một loại nhiên liệu được sử dụng khá phổ biến để đun.
Trên thực tế có 2 loại bình gas thường được sử dụng ở các hộ gia đình là bình gas lớn 15 kg và bình gas mini nhỏ, gas được nén lỏng trong các bình. Cả hai loại bình gas này đều làm bằng thép, tuy nhiên thép làm bình gas lớn dầy hơn nhiều so với bình gas mini. Để đảm bảo an toàn thì thành phần butane và propane trong gas bơm vào 2 loại bình này phải khác nhau do đó việc san chiết gas từ bình lớn sang các bình mini để bán là việc làm rất nguy hiểm và không an toàn với người sử dụng bình gas mini.
Điền thông tin về thành phần của khí gas trong hai loại bình gas trên vào ô trống sau đây bằng cách kéo thả từ khóa phù hợp:
Thành phần chính trong bình gas mini là _______ còn thành phần của bình gas lớn là _______.
Lời giải của GV VietJack
Khí butane có nhiệt độ sôi cao hơn propane nên muốn nén lỏng với propane cần áp lực lớn hơn. Nghĩa là thành phần càng nhiều propane thì cần bình chứa làm bằng thép dầy hơn để chịu được áp lực lớn hơn. Trong các từ khóa kéo thả thì phương án butane sẽ phù hợp với bình gas mini hơn hỗn hợp butane và propane.
→ Thành phần chính trong bình gas mini là butane còn thành phần của bình gas lớn là hỗn hợp butane và propane.
Chọn: butane/ hỗn hợp butane và propane.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Do dầu mỏ không tan và nhẹ hơn nước nên sẽ nổi và lan trên bề mặt nước ra vùng rộng xung quanh đó.
Chọn A.
Câu 5:
Có 2 loại gas với các thông tin như sau:
- Loại gas A chứa 85,00% hỗn hợp propane và butane (trong đó tỉ lệ mol của propane và butane là 1:1). Đơn giá của loại gas này là 25 000/kg gas lỏng.
- Loại gas B có chứa 3,33% tạp chất, còn lại là butane. Đơn giá loại gas này là 125 000/kg gas lỏng.
Biết rằng cứ đốt cháy 1 mol butane thì sinh ra 5014,02 kJ nhiệt, còn đốt cháy 1 mol propane thì sinh ra 2219,00 kJ nhiệt, bỏ qua sự sinh nhiệt hoặc tiêu hao nhiệt với các tạp chất.
Để sử dụng cùng 1 lượng nhiệt như nhau thì dùng loại gas A hay B sẽ kinh tế hơn? Vì sao? Trả lời câu hỏi bằng cách kéo thả thông tin thích hợp vào ô trống sau:
Để cùng tạo ra 1 000 kJ nhiệt thì dùng gas loại _______ sẽ kinh tế hơn vì khi đó sẽ tốn khoảng
415 đồng mua loại gas _______ và 1 496 đồng mua loại gas _______.
Lời giải của GV VietJack
* Xét 1 kg gas lỏng loại A
mhỗn hợp = 0,85 kg, tỉ lệ mol là 1:1 thì số mol từng chất là:
Lượng nhiệt sinh ra khi đốt 1 kg gas lỏng loại A:
8,33 × 5014,02 + 8,33 × 2219,00 = 60 251,06 kJ
Số tiền cần mua loại gas A để được 1000 kJ nhiệt là:
đồng
* Xét 1 kg gas lỏng loại B:
= (1 - 0,033) = 0,9667 kg
Lượng nhiệt sinh ra khi đốt 1 kg gas lỏng loại B: 16,67 × 5014,02 = 83 583,71 kJ
Số tiền cần mua loại gas B để được 1000 kJ nhiệt là:
đồng
Như vậy loại gas A kinh tế hơn.
→ Để cùng tạo ra 1000 kJ nhiệt thì dùng gas loại A sẽ kinh tế hơn vì khi đó sẽ tốn khoảng
415 đồng mua loại gas A và 1496 đồng mua loại gas B.
Chọn: A/ A/ B.
Câu 6:
Để đánh giá chất lượng của nhiên liệu người ta thường dựa trên giá trị năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, đại lượng này cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 kg nhiên liệu. Một loại gas có năng suất tỏa nhiệt là J/kg, một bình gas chứa 12,0 kg gas (không tính khối lượng vỏ) có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ ?
Biết để đun sôi 1 lít nước (từ lên ) cần nhiệt lượng là 313,5 kJ và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để tăng nhiệt độ của nước.
Lời giải của GV VietJack
J/kg = 46 000 kJ/kg
Cứ 1 kg gas thì đun sôi được số lít nước là: lít
Vậy 1 bình gas 12 kg đun sôi được số lít nước là:
146,73 12 = 1 760,76 lít (làm tròn thành 1760,8 lít).
Chọn A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 4:
Câu 5:
Kéo thả từ hoặc cụm từ vào vị trí thích hợp:
Khi bóng đèn sợi đốt hoạt động, điện năng biến đổi thành _______ ở _______ của đèn sợi đốt?
Câu 6:
Điền các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống:
Xuất khẩu hàng hóa là một trong những ngành kinh tế _________ của Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn gặp phải nhiều ________ . Một trong những hạn chế lớn nhất là sự _________ giữa kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ việc cách doanh nghiệp chưa biết tận dụng __________ những lợi ích mà FTA mang lại.
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!