Câu hỏi:
30/10/2024 34Chọn kết từ (mà, cho, như, tuy ... nhưng ...) điền vào chỗ trống.
a. Con người có tổ có tông
........................ cây có cội, ........................ sông có nguồn.
b. Bầu ơi thương lấy bí cùng
........................ rằng khác giống ........................ chung một giàn.
c. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời ........................ nói ........................ vừa lòng nhau.
d. Công cha ........................ núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ ........................ nước trong nguồn chảy ra.
e. Công cha ........................ núi ngất trời
Nghĩa mẹ ........................ nước ngời ngời Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
b. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
c. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
d. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
e. Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Gạch dưới đại từ nghi vấn trong các câu đố dưới đây và giải đố.
a. Đố ai trên Bạch Đằng Giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?
(Là ..............................................)
b. Bánh gì vuông vức chữ điền
Áo màu lá biếc dây viền dọc ngang
Hương xuân vị Tết nồng nàn
Ăn rồi nhớ mãi lòng chàng Lang Liêu?
(Là ..............................................)
Câu 2:
Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 91) và thực hiện yêu cầu.
a. Đoạn văn nói về sự việc gì? Người viết có ý kiến thế nào về sự việc đó?
b. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn bằng cách hoàn chỉnh thông tin trong bảng.
Mở đầu |
Từ câu: ......................... đến câu: ......................... |
Triển khai |
Từ câu: ......................... đến câu: ......................... |
Kết thúc |
Từ câu: ......................... đến câu: ......................... |
c. Nối nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.
Phần |
|
Nội dung |
Mở đầu |
|
Khẳng định lại một lần nữa ý kiến tán thành về sự việc. |
Triển khai |
|
Giới thiệu sự việc, nêu ý kiến tán thành của người viết về sự việc. |
Kết thúc |
|
Trình bày lí do và dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình là đúng. |
d. Hoàn thành sơ đồ dưới đây để trả lời câu hỏi: Trong phần triển khai, người viết đã đưa ra lí do và dẫn chứng nào để chứng minh ý kiến của mình là đúng?
Cần bảo vệ di sản của cha ông để lại |
Lí do: ................. ........................... |
Dẫn chứng thứ nhất: ...................................... ........................................................................ |
Dẫn chứng thứ hai: ........................................ ........................................................................ |
Câu 3:
Đặt câu hỏi có đại từ nghi vấn cho phần in đậm trong mỗi câu dưới đây:
a. Ngô Quyền đã chỉ huy quân dân ta đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 938.
b. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
c. Bài thơ Sông núi nước Nam được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
Câu 4:
Chọn từ (đây, kia, này) điền vào chỗ trống thay thế cho từ in đậm trong đoạn văn dưới đây:
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Nhìn từ xa, cây cầu Long Biên ................... trông như một con rồng sắt khổng lồ. Cầu Long Biên ................... là cây cầu duy nhất của Thủ đô có các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái.
Câu 5:
Viết đoạn văn (3 – 5 câu) giới thiệu về một vị anh hùng dân tộc, trong đó có sử dụng đại từ và kết từ.
Câu 6:
Trao đổi với người thân về một chương trình truyền hình có tác động tích cực đối với học sinh.
- Tên của chương trình truyền hình đó là gì?
- Chương trình truyền hình đó nói về sự việc gì?
- Vì sao chương trình truyền hình đó lại có tác động tích cực đối với học sinh?
Câu 7:
Theo em, cần nêu ý kiến tán thành về một sự việc, hiện tượng như thế nào để có sức thuyết phục?
về câu hỏi!